Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-24 16:19:08    
Vài nét về Tất Ma-thầy tổ chức lễ thờ cúng dân tộc Di

cri

Dân tộc Di sùng bái tổ tiên, tự nhiên và thần tiên, vì vậy dần dần hình thành quan niệm ba giới: thiên đường, trần gian, âm phủ trong đời sống và sản xuất lâu dài. Văn hoá Tất-ma được hình thành dần trên cơ sở quan niệm này. Văn hoá Tất-ma gồm tri thức các mặt như lịch sử, địa lý, thiên văn, y học, nghệ thuật dân tộc Di, có thể nói là bách khoa toàn thư của nền văn hoá dân tộc Di. Tất-ma tức là những người kế thừa và truyền bá văn hoá này. Trong lịch sử, các thầy Tất-ma đã khiến văn tự dân tộc Di và một số phong tục dân gian trở nên nền nếp, biên soạn những cổ tích đồ sộ bằng chữ Di, đồng thời đóng góp xuất sắc về các mặt hội hoạ, sáng tác văn học v.v.

Trong tâm khản của người Di, Tất-ma là những người có trí thức của xã hội dân tộc Di, là những người kế thừa và truyền bá văn hoá dân tộc Di. Cho đến nay, ở Lương Sơn Tứ Xuyên, Sở Hùng Vân Nam còn có nhiều trẻ em theo học các thầy Tất-ma chứ không theo học ở các trường chính quy. Hai con trai của ông Chu-bi-a-u từ nhỏ đã theo bố học về văn hoá Tất-ma mà không theo học tại trường.

Thường ngày, ngoài tổ chức nghi lễ, dạy học ra, Chu-bi-a-u còn có một công việc hết sức quan trọng, tức là giúp Trung tâm nghiên cứu văn hoá Tất-ma huyện Mê-cô chỉnh lý và xuất bản một số sách về văn hoá Tất-ma. Một trong những người sáng lập của trung tâm này, nhà Di học Ma-sa-si-hua nói, huyện Mê-cô có hơn 100 nghìn kinh thư Tất-ma rơi rải rác trong dân gian, phần lớn những kinh thư này là do dòng tộc Tất-ma truyền từ đời này sang đời khác, là tư liệu quý hiếm để tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, cội nguồn văn hoá dân tộc Di.

"Chúng tôi có rất nhiều công việc cần phải làm. Một là bảo vệ, thu thập và chỉnh lý kinh văn. Một là bảo hộ các thầy Tất-ma, làm sao để có người truyền nối cũng như bảo vệ bối cảnh văn hoá và đảm bảo không gian cho sự phát triển của nền văn hoá này."

Hiện nay, rất nhiều học giả trong và ngoài nước bắt đầu quan tâm và nghiên cứu nền văn hoá Tất-ma, coi đó là một điển hình tôn giáo nguyên thuỷ được giữ gìn hoàn hảo nhất. Chính quyền huyện Mê-cô cũng đang tích cực xin phép và đăng ký với Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc, mong văn hoá Tất-ma có thể trở thành di sản văn hoá thế giới. Ông Chu-bi-a-u nói, những năm nay, hàng năm ông đều phải tiếp đón một số học giả đến từ các nơi trên thế giới và giảng dạy văn hoá Tất-ma cho họ. Nhưng ông đồng thời nhận thấy rằng, ngày càng nhiều gia đình dân tộc Di bắt đầu cho con em mình tiếp thu giáo dục hiện đại.

"Tôi cho rằng, là tinh hoa của văn hoá truyền thống dân tộc Di, văn hoá Tất-ma không thể bỏ. Nếu tôi có hai cháu, tôi sẽ cho một cháu học văn hoá Tất-ma, một cháu tiếp thu giáo dục hiện đại. Tôi cho rằng, đây chẳng khác gì bò ăn cỏ, cỏ mỗi mùa sẽ có mùi vị khác nhau."


1  2