Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-14 15:23:40    
Chương trình ca múa Vân Nam đậm đà đặc sắc làm cho khán giả Mỹ cảm động

Xin Hua

Mọi người đều biết, những thứ gì đậm đà bản sắc dân tộc, thì thứ ấy mới có thể chinh phục được cả thế giới. Trung Quốc hết sức coi trọng công tác bảo tồn bản sắc văn hóa, nhất là văn hóa dân tộc thiểu số. Sở dĩ chương trình ca múa dân tộc thiểu số Trung Quốc làm đông đảo khán giả Mỹ cảm động, là vì chương trình đã thể hiện bản sắc dân tộc. Điều này cũng cho thấy, Trung Quốc chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số.

Chữ tượng hình Đông Ba được coi là "Hóa thạch sống", để thay đổi tình hình tuỳ ý viết và giải thích chữ Đông Ba, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Đông Ba của thành phố Lệ Giang tỉnh Vân Nam đang bắt tay làm công tác ấn định tiêu chuẩn quốc tế về chữ Đông Ba.

Chữ Đông Ba là một loại chữ tượng hình nguyên thủy, có khoảng hơn 2000 chữ, vì thầy cúng Đông Ba của dân tộc Na-xi ở Lệ Giang tỉnh Vân Nam dùng chữ này viết sách tôn giáo và làm hoạt động tôn giáo, cho nên chữ tượng hình này được gọi là "Chữ Đông Ba", và được Tổ chức U-nét-xcô công nhận là di sản truyền khẩu thế giới.

Dân tộc Na-xi có khoảng 300 nghìn dân, thành phố Lệ Giang là nơi tập trung cư trú chủ yếu của dân tộc Na-xi, văn hóa Đông Ba của dân tộc Na-xi là văn hóa tôn giáo nguyên thủy lấy Đạo Đông Ba làm trung tâm, thầy cúng Đông Ba, nghi thức Đông Ba, chữ Đông Ba, sách kinh điển Đông Ba, điệu múa Đông Ba và tranh Đông Ba hình thành văn hóa Đông Ba đa nguyên.

Cùng với văn hóa Đông Ba ngày càng được nhiều người biết đến và ngày càng nhiều người đến thành phố Lệ Giang tỉnh Vân Nam du lịch, văn hóa Đông Ba, nhất là chữ Đông Ba được khai thác trở thành một loại văn hóa phẩm bán rất chạy, trong đó có nhiều cách viết và giải thích chữ Đông Ba một cách tùy ý.

Nhằm vào tình hình này, Ủy ban ngôn ngữ văn tự quốc gia và Ủy ban giáo dục quốc gia Trung Quốc ủy thác Trung tâm nghiên cứu văn hóa Đông Ba của thành phố Lệ Giang làm công tác ấn định tiêu chuẩn quốc tế về chữ Đông Ba, Trung tâm nghiên cứu sẽ giải thích cách viết, phát âm và ý nghĩa của hơn 2000 chữ Đông Ba, đồng thời sẽ đăng ký với Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia.

Điều này có nghĩa là cách viết, phát âm và ý nghĩa của chữ Đông Ba sẽ có tiêu chuẩn thống nhất, cách viết không phù hợp với tiêu chuẩn đều là viết sai.

Dự án ấn định tiêu chuẩn về chữ Đông Ba bắt đầu từ tháng 5 năm nay, đến nay, công tác này đã sắp được hoàn thành, ông Triệu Thế Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Đông Ba của thành phố Lệ Giang cho biết, cơ quan nghiên cứu địa phương sẽ chỉnh lý sửa đổi một bộ Từ Điển chữ Đông Ba mới nhất, giải thích phát âm, cách dùng, xuất sứ và danh từ riêng của chữ Đông Ba.


1  2