Nói đến Đôn-Hoàng, không thể không nói đến Tàng-kinh-động. Nếu như không có sự phát hiện Tàng-kinh-động vào đầu thế kỷ này thì Đôn-hoàng có thể vẫn chỉ là một thị trấn nhỏ đã từng huy hoàng ở biên thùy miền tây.
Bấy giờ, hang Mạc-Cao – thánh địa của phật giáo do một đạo sĩ tên là Vương-Viên-Triện trông coi, sáng ngày 26 tháng 5 năm 1900, đạo sĩ vẫn dậy sớm như thường lệ, quét dọn bụi rác trong động, nhưng ông đâu có ngờ rằng, chính buổi sáng hôm ấy, ông đã mở ra điều bí mật làm xôn xao thế giới, đó chính là việc phát hiện Tàng-kinh-động ở hang Mạc-Cao.
Tàng-kinh-động là một hốc đá nhỏ cao khoảng 1,6 mét, rộng khoảng 2,7 mét vuông. Vào 900 năm trước, các tăng nhân ở đây đã đem kinh thư, chân dung thêu, văn án thường ngày cùng toàn bộ số sách ở chùa Mạc-Cao chuyển vào cất trong hốc đá này rồi bịt kín lại, bấy giờ, kinh thư được cất giấu ở đây là trên 50 nghìn cuốn.
Thế nhưng hiện nay, Trung Quốc chỉ giữ lại được hơn 8000 cuốn, còn lại hơn 42 nghìn cuốn sau mấy chục năm được phát hiện hoặc bị mất mát, hoặc bị cướp chuyển sang các nước trên thế giới, mà chủ yếu tập trung ở bốn nước Anh, Pháp, Nhật và Nga. Những kinh thư này được ghi chép bằng 6 loại ngôn ngữ bao gồm: Thiên văn, địa lý, âm nhạc, vũ đạo, Y học, quan hệ chính trị dân tộc, chỉ huy quân sự, thư từ vãng lai về chính trị, kinh tế, quân sự với trung Á và nam Á, từ thánh chỉ và chiếu chỉ của nhà vua, đến khế ước nhà đất, khế ước mua bán, cũng như số sách của quán rượu, nội dung thật vô cùng phong phú đa dạng, thậm chí còn có cả Kim-cương-kinh của triều nhà Đường, một tác phẩm ấn loát sớm nhất trên thế giới, giá trị lịch sử của nó thật khó mà cân đo được.
Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Viên nghiên cứu Đôn-Hoàng được thành lập, hang Mạc-Cao Đôn-Hoàng mới được bảo hộ một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Sang năm, việc phát hiện Tàng-kinh-động ở hang Mạc-Cao tròn 100 năm, nếu như bạn đến Đôn-Hoàng xem qua những tinh phẩm nghệ thuật từng huy hoàng một thời này, rồi ngồi trên núi Minh-Sa lắng nghe tiếng gió, thiết tưởng trong lòng bạn sẽ rộn lên bao điều cảm khái. 1 2
|