Vào mười năm trước, có một người Nhật say mê "Con đường tơ lục cổ Trung Quốc" tên là ky-ta-rô đã̉ đến Đôn-Hoàng, một thị trấn quan trọng trên con đường tơ lục ở miền tây Trung Quốc, phóng tầm trân sa mạc hoang vu in hình bóng tháp hang đá, bên tai văng vẳng tiếng chuông lạc đà, đã gợi cho anh bao mối liên tưởng, và tức hứng viết lên nhạc khúc "Con đường tơ lục" với giai điệu mượt mà, thanh thoát.
Nhưng dù giàu sức tưởng tượng đi nữa thì Ky-ta-rô cũng chẳng thể tái hiện cảnh tượng hưng thịnh của Đôn-Hoàng vào 2000 năm trước. Trong văn tự cổ, Đôn-Hoàng có nghĩa là to lơn huy hoàng. Trong lịch sử, nó đã từng một thời cực kỳ hưng thịnh, sau khi khai thông Con đường tơ lụa.
Đến năm 336 công nguyên, có một vị hoà thượng tên là Lạc-Tôn đã đến núi Tam-Nguy trong nắng sớm đã toả ra bao ánh vàng rực rỡ, có khác nào hàng nghìn pho tượng phật đang lay động Ông say sưa chìm đắm trong cảnh đẹp trước mắt, và cho rằng, đây chính là "Thế giới phật" mà ông đã dày công đeo đuổi. Sau đó ít lâu, một hang đó đầu tiên đã bắt đầu được thi công trên hoang mạc miền Tây Trung Quốc.
Về sau, việc đục hang và tạc tượng phật ở hang Mạc-Cao cứ kế tiếp nhau hàng nghìn năm, cả thảy đục được hơn 1000 hang động, sau đó do bị tàn phá và thiên nhiên xâm thực, đến nay chỉ còn giữ được 492 ahng động, với hơn 45 nghìn mét vuông bích hoạ và 2400 pho tượng màu, hang Mạc-Cao là một kho báu nghệ thuật phật giáo có quy mô lớn nhất, giữ được hoàn hảo nhất trên thế giới hiện nay, năm 1992 đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá LHQ liệt vào đi sản văn hoá thế giới.
Mọi người đều biết, hang Mạc-Cao với nhiều tượng màu nhân vật phật giáo và bích hoạ mày với diện tích lớn lấy phật giáo làm đề tài của nhiều thời kỳ khác nhau mà nổi tiếng thế giới. Nghe nói, nếu muốn tham quan toàn bộ số hang động đã mở cửa hiện nay thì ít nhất phải mất khoảng một tuần. Trong khi du ngoạn hang Mạc-Cao, chúng tôi đã phát hiện một pho tượng phật nằm rất hấp dẫn được gọi là "Người đẹp ngủ phương Đông". Hình dáng rất xinh đẹp, hai má đầy đặn, sống mũi cao, đuôi mắt dài nửa khép nửa hờ, đương nhiên là hình tượng của một mỹ nhân ngủ. Một du khách họ Thành nói với chúng tôi rằng:
"Trông hình tượng này thật là sinh động, tư thế hiền lành khoan thai của nó thật rung động lòng người. Đây là lần thứ hai tôi đến hang Mạc-Cao, nó đã gây cho tôi nỗi rung động mạnh mẽ, bởi vì đây là nơi lâu nay tôi hằng mong ước. Trông thấy nó, lòng tôi thấy cảm động sâu sắc và bái lạy thế giới phật".
Bích hoạ ở hang Mạc-Cao hầu như là tiêu biểu cho đỉnh sau nghệ thuật hội hoạ lúc bấy giờ, và cũng là của quý có một không hai trên thế giới. Bích hoạ đã phản ánh một cách sinh động cuộc sống lao động của các dân tộc, các tầng lớp, hoạt động xã hội cũng như âm nhạc, vũ đạo, trang phục, phong tục tập quán dân tộc v.v của cać triều đại Trung Quốc. Đượng nhiên, điều khiến người ta quen thuộc nhất vẫn là hình tượng Phi-thiên.
Phi Thiên – trong đạo giáo gọi là Thiên-Nữ, còn phật giáo thì gọi là Phi-Thiên. Mỗi khi phật giảng pháp thì họ tự do bay lượn trên không, thân hình họ mảnh mai, dải lụa và váy bay phấp phới, nghe nói, thân thể họ còn toả ra hương thơm ngào ngạt, cho nên, người ta còn gọi Phi-Thiên là Hương-âm-thần.
Phi Thiên trong hang Mạc-Cao muôn hình vạn dạng, người thì rắc hoa, người tấu nhạc, người nhảy múa, nhưng đẹp và duyên dáng nhất là hình tượng Phi-Thiên thời nhà Đường, hình tượng này có thân hình thon thả, dải lục và váy tung bay lả lướt, trông thật nhẹ nhàng thướt tha, nhu mỳ đến sau đắm lòng người. Điều đặc biệt là trong hang Mạc-Cao không chỉ có Phi-Thiên nữ, mà còn có Phi-Thiên nam, hình tượng của Phi-Thiên tuy có vẻ mộc mạc, hào phóng, nhưng đều do nhà nghệ thuật cổ đại vẽ theo bút pháp tru tượng, đều có giá trị nghệ thuật khá cao.
1 2
|