Năm 1990, khi hai vợ chồng chị Chê-su-đan-chân sau khi rời tổ quốc mười mấy năm lần đầu tiên trở về La-sa, chị không ngờ rằng, từ đó chị đã gắn liền với vận mệnh của những trẻ mồ côi của TQ.
"Có một hôm, trên đường phố La-sa, tôi trông thấy hai đứa trẻ ăn xin còn nhỏ tuổi vừa đói lại vừa rét, trông rất đáng thương, tôi liền gọi hai cháu đến một nhà hàng ăn cơm. Nhưng người chủ nhà hàng không cho hai cháu vào, vì sợ hai cháu ở đây ăn cơm, khách hàng sẽ không muốn vào. Tôi đã cãi nhau với chủ nhà hàng, đây là lần đầu tiên trong đời tôi đấu tranh vì quyền lợi của người khác, mà không phải vì mình."
Chị Chê-su-đan-chân nói, tôi mồ côi từ nhỏ, cho đến nay cũng biết mình sinh vào năm nào. Khi chị còn rất nhỏ đã xa rời quê hương Tây Tạng, lớn lên trong một trại mồ côi ở Đức. Chị luôn có cảm xúc sâu sắc đối với hoàn cảnh của những đứa trẻ mồ côi và những điều mà các cháu cần sự giúp đỡ của mọi người. Về Thụy sĩ, sau khi thương lượng với gia đình, bạn bè chị quyết định, mở một trại mồ côi ở Tây Tạng, nuôi những đứa trẻ thất học do mồ côi cha mẹ, hoặc gia đình nghèo khó.
Tháng 10 năm 1993, được sự giúp đỡ của ngành hữu quan Tây Tạng, chị Chê-su-đan-chân đã mở trại mồ côi đầu tiên ở huyện Đui-lung-đơ-qing, đợt đầu nhận nuôi 7 cháu. Sau đó, chị lại mở một trại mồ côi ở huyện Xiang-ge-li-la tỉnh Vân Nam quê hương của chồng chị. Hiện nay, hai tại mồ côi này tổng cộng đã nhận nuôi 105 trẻ mồ côi, và còn tài trợ cho 26 cháu ở vùng chăn nuôi phía bắc Tây Tạng đi học.
Để duy trì sự vận hành bình thường của trại mồ côi, chị Chê-su-đan-chân và chồng chị đã thành lập quỹ tài trợ ở Thụy sĩ, ở Đức và Áo còn thiết lập cơ cấu chi nhánh, các thành viên của quỹ đều là bạn bè của hai vợ chồng chị ở địa phương rất thông cảm và ủng hộ vợ chồng chị. Trong một năm, hầu như vợ chồng chị đều ở trại mồ côi ở Tây Tạng và Vân Nam TQ để chăm sóc các cháu, mùa đông mới về Thụy Sĩ, đồng thời hội báo với các thành viên của quỹ tình hình sử dụng khoản tiền tài trợ.
Trong trại mồ côi Chê-su-đan-chân ở huyện Đui-lung-đơ-qing Tây Tạng, phóng viên thấy có 52 cháu thuộc các dân tộc sinh sống trong dãy nhỏ nhà hai tầng kiểu Tạng. Trong trại có vườn hoa, sân bóng chuyền , bàn đánh bóng bàn, và còn có vườn chơi của trẻ. Trên tường phòng khách của trại có treo đầy ảnh các cháu chụp chung với gia đình chị Chê-su-đan-chân và những người của các nước đã tài trợ các cháu. Các cháu thích gọi chị Chê-su-đan-chân là cô hoặc là dì. Cháu Ge-sang năm nay 20 tuổi đã sinh sống ở đây 12 năm, là cháu lớn nhất trong trại.
" Dì Chê-su-đan-chân là con người vĩ đại. Mỗi một việc dì làm đều khiến chúng cháu rất cảm động. Bây giờ cháu mới tốt nghiệp cấp 3, nên chưa làm gì để báo đáp được công ơn của dì. Nhưng cháu rất muộ́n được đền ơn dì. Cháu sẽ cố gắng hết mình để làm gương cho các em trong trại, kèm cặp các em làm bài tập."
1 2
|