Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-20 16:17:34    
Nỗi vui mừng và những điều khó xử của chị Đơ-Ji

cri

Năm 1959, khi chị ra đời, đúng vào lúc Tây Tạng bắt đầu thực thi cải cách dân chủ với quy mô lớn, với mục đích xoá bỏ chế độ phong kiến nông nô chà đạp người dân Tây Tạng trong gần 10 nghìn năm. Lúc đó, cha mẹ của chị đều tham gia công tác cải cách dân chủ của Tây Tạng. Khi chị còn rất nhỏ, mẹ chị đã địu chị đi khắp các thôn xóm làm phiên dịch cho nhóm công tác cải cách dân chủ. Chị Đơ-ji mới 46 tuổi, đã được chứng kiến sự thay đổi kể từ ngày cải cách dân chủ ở Tây Tạng nhất, là từ ngày Tây Tạng thi hành chế độ tự trị khu vực dân tộc Tây Tạng đến nay.

Chị Đơ-ji nói, "Năm 1976 chúng tôi tốt nghiệp cấp 3, lúc đó còn chưa khôi phục chế độ thi đại học, nên đã phải xuống nông thôn làm nghề nông. Sau khi xuống nông thôn, lại về công tác tại La Sa, đến cửa khẩu Zhang Mu giáp giới Trung Quốc và Nê Pan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Lúc đó, hàng hóa từ nội địa chuyển qua đây rất nhiều, chỉ có cửa khẩu mậu dịch xuất nhập khẩu với Nê Pan, Ấn Đô còn chưa mở cửa."

Chị Đơ-ji công tác ở đây 6 năm. Lúc đó, Tây Tạng chủ yếu từ Nê Pan nhập khẩu bơ, chăn chiên và quần áo dệt bằng len, đường, lương thực v,v. Cửa khẩu Zhang Mu tuy chỉ có mấy gian nhà gỗ, điều kiện rất gian khổ, nhưng lúc bấy giờ đây là nơi tập chung và phân tán hàng hóa mậu dịch đối ngoại của Tây Tạng. Trong quá trình giao dịch với thương gia Nê Pan năng lực quản lý hành chính và quản lý kinh tế thị trường của chị được nâng cao nhiều. Sau đó, chị đến La Sa làm công tác thanh niên, và từng làm phó chuyên viên hành chính khu vực Rư-khơ-chư của Tây Tạng, năm 2003, giữ chức chuyên viên hành chính khu vực Sơn Nam.

Khi nói về cuộc sống gia đình chị, chị Đơ-ji rơm rớm nước mắt. Thì ra, con gái chị đang học ở trường trung học Tây Tạng ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc cách xa hàng mấy nghìn km, hôm đó thi lên đại học. Hôm trước, con gái còn gọi điện thoại an ủi chị, không phải lo lắng cho con, nói cháu muốn đến Thượng Hải học đại học.

Những lời nói và cử chỉ của chị đơ-ji, khiến phóng viên thấy được sự nhớ nhung của người mẹ đối với con gái phương xa, cũng cảm nhận được sự dịu dàng của người phụ nữ. Chị nói, trong cuộc sống của mình, chị cũng có nhiều khổ tâm. Chẳng hạn như, là chuyên viên cao cấp người dân tộc thiểu số, trong công tác có lúc không dễ nhận được sự thông cảm của những đồng nghiệp khác giới; Công tác bận rộn, không quán xuyến được công việc gia đình, đôi lúc người nhà cũng không thông cảm cho chị. Niền an ủi lớn nhất của chị là chuyện trò với con gái, để thổ lộ những uẩn khúc trong lòng. Cô con gái cũng thường xuyên động viên, khuyến khích chị.

1  2  3