Nghe Online
Nữ: Xin chào quý vị và các bạn thính giả, cùng với tiếng nhạc quen thuộc, tiết mục "Vườn văn hoá" lại đến với quý vị và các bạn, tôi là Duy Hoa.
Nam: Quý vị và các bạn thân mến, tôi là La Thành. Trong chương trình tuần trước, La Thành và Duy Hoa đã giới thiệu cuộc "Triển lãm tranh đương đại Việt Nam" gây tiếng vang lớn ở Bắc Kinh đầu tháng 9, trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với quỵ́ vị và các bạn buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Bắc Kinh—một nội dung quan trọng của "Tuần văn hóa Việt Nam". Chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã nhận được sự yêu thích của khán giả Trung Quốc.
Nữ: Để chào mừng lần thứ 60 Quốc khánh Việt Nam và lần thứ 55 ngày Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, nhận lời mời của Bộ Văn hoá Trung Quốc và sự uỷ thác của Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam, đầu tháng 9, Đoàn nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã trình diễn ba buổi trước khán giả Trung Quốc tại Rạp hát Hải Điện Bắc Kinh.
Nam: Đoàn nghệ thuật quốc gia Việt Nam lần này gồm 26 người đến thăm và biểu diễn tại Trung Quốc, trong đó có nhiều nghệ sĩ ưu tú, chẳng hạn như, trưởng đoàn Trần Thanh Bình, nhạc công Võ Bá Quý v.v. Trong ba buổi biểu diễn tại Bắc Kinh, các nghệ sĩ Việt Nam đã trình diễn nhiều tiết mục trình độ cao trước khán giả Trung Quốc, và đã nhận được những tràng vỗ tay nồng liệt nhất và chân thành nhất. La Thành xin hỏi Duy Hoa, tiết mục nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho bạn?
Nữ: Thực ra, tiết mục nào cũng hay, đều để lại ấn tượng sấu sắc cho Duy Hoa, và hết lời ca ngợi. La Thành có biết không, sau khi biểu diễn kết thúc, hai bàn tay của Duy Hoa sưng tấy lên vì vỗ tay nhiều quá.
Nam: La Thành cũng vậy. Thực ra mỗi khán giả có mặt hôm đó đều thế. Khán giả mong qua tiếng vỗ tay để tỏ lòng cảm động, cảm ơn mỗi diễn viên của đoàn nghệ thuật Việt Nam trên sâu khấu. Nhưng, Duy Hoa vẫn chưa cho biết tiết mục nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất?
Nữ: Nếu nhất thiết phải chọn một tiết mục ấn tượng nhất, thì Duy Hoa chọn tiết mục độc đấu đàn bầu của diễn viên Nguyễn Lệ Giang. Sở dĩ Duy Hoa chọn tiết mục này là vì Duy Hoa rất thích đàn bầu—nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Khi lưu học ở Việt Nam, Duy Hoa mua nhiều đĩa CD nhạc đàn bầu Việt Nam. Tiếng đàn bầu uyển chuyển, du dương, làm rung động lòng người. Mỗi khi yên tĩnh sau một ngày lao động khẩn trương, ngồi thưởng thức đàn bầu chẳng khác nào là một sự hưởng thụ.
Nam: Vậy bây giờ Duy Hoa có muốn thưởng thức không?
Nữ: Tất nhiên rồi. Còn gì phải hỏi?
Nam: Vậy bây giờ chúng tôi cùng các bạn thính giả đang ngồi bên ra-đi-ô thưởng thức bản nhạc độc đấu đàn bầu mà La Thành ghi âm trong buổi biểu diễn đầu tiên của Đoàn nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhé?
Nữ: Thật là tuyệt vời! Mỗi lần nghe đàn bầu, Duy Hoa đều cảm thấy hình như đang nghe bài hát ru con dịu dàng của mẹ vậy, cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Nam: Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, La Thành đã phỏng vấn chị Nguyễn Lệ Giang—diễn viên trình diễn đàn bầu. Qua cuộc phỏng vấn, La Thành được biết chị Giang theo học 15 năm về đàn bầu mới đạt tới trình độ hôm nay, điều này nói lên "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
1 2
|