Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-14 14:56:44    
Khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc ra sức phát triển giáo dục nghề nghiệp

cri

Phó bí thư đảng ủy Da-wa cho biết, Tây Tạng có khu vực nông nghiệp chăn nuôi mênh mông, nếu giáo dục cơ sở đơn nhất, chỉ học kiến thức trong sách vở, thì học sinh sau khi tốt nghiệp dễ thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn, do đó thập niên 90 thế kỷ 20, địa khu Shan-nan tiến hành điều chỉnh kết cấu giáo dục, mở trường trung học nghề nghiệp đầu tiên ở Tây Tạng, giảng dạy cho học sinh kỹ năng làm việc kiếm sống.

Từ năm 1993 đến nay, Trường trung học nghề nghiệp Shan-nan có hơn 500 học sinh tốt nghiệp lớp dệt đan, hơn 300 học sinh tốt nghiệp lớp hội họa truyền thống. Trong một xưởng dệt thảm nổi tiếng ở thành phố La-sha thủ phủ khu tự trị có 79 người là học sinh các khóa tốt nghiệp lớp đan dệt trường trung học nghề nghiệp. Khi người Tạng ở Tây Tạng xây nhà mới, trong ngoài nhà đều trang trí tranh và hình ảnh phật màu sắc sặc sỡ, vì vậy, học sinh trải qua huấn luyện chuyên nghiệp trong lớp hội họa truyền thống hết sức được hoan nghênh, một số học sinh có ý thức kinh doanh bắt đầu mở hoặc liên hợp mở công ty, thu nhập kinh tế rất khá.

Phó bí thư đảng ủy địa khu Shan-nan Da-wa cho biết, hiện nay giáo dục nghề nghiệp của địa khu đã hình thành hệ thống hoàn thiện, trường trung học các huyện thực hiện chế độ năm thứ 3 sơ trung tức lớp 9 chia dòng, thực hiện toàn diện cách làm giáo dục nghề nghiệp thâm nhập vào giáo dục cơ sở.

Chúng tôi được biết trong khi phỏng vấn, mấy năm gần đây, giáo dục nghề nghiệp của các địa khu khác của Tây Tạng cũng tiến hành tưng bừng như địa khu Shan-nan. Họ phát huy đặc sắc và ưu thế văn hóa của địa khu mình, mở lớp ngành nghề có tiền đồ rất sáng sủa.

Ví dụ như, huyện Khúc Thủy ngoại ô thành phố La-sha là huyện trồng lương thực nhiều, công việc sửa chữa máy nông nghiệp nhiều, nhiều học sinh nam lựa chọn học sửa chữa máy kéo tại trường trung học nghề nghiệp. Huyện Bai-lang địa khu Ri-ka-ze chủ yếu là trồng trọt, hiện nay có hơn 80 học sinh trung học đang học tập ở một cơ sở trồng dưa hấu trong nhà của khối liên minh châu Âu tài trợ. Huyện Dang-xiong nổi tiếng sản xuất lò nướng kiểu Tạng, trường trung học địa phương phổ cập kiến thức sản xuất lò nướng này cho học sinh sơ trung.

Đồng chí Đặng Quang Hưng, trưởng phòng giáo dục nghề nghiệp ty giáo dục khu tự trị Tây Tạng cho chúng tôi biết, sự đi lên của giáo dục nghề nghiệp ở Tây Tạng hiện nay là xu hướng tất yếu của sự phát triển và phổ cập giáo dục cơ sở ở Tây Tạng trong những năm gần đây. Trước khi giải phóng hòa bình Tây Tạng năm 1951, Tây Tạng trường kỳ trong tình trạng chế độ xã hội nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất, hình thức giáo dục chủ yếu là giáo dục trong đền chùa, trường công và trường tư cùng mở, mà nông nô và nô lệ mất quyền lợi tiếp thụ giáo dục chiếm trên 95 o/o dân số. Sau khi Tây Tạng giải phóng hòa bình vào năm 1951, giáo dục dân tộc hiện đại của Tây Tạng bắt đầu phát triển, đến cuối năm 2004, cả khu tự trị đã có 63 huyện cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 6 năm, 31 huyện cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, tỉ lệ số dân phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm đạt 46,2 o/o.

Trưởng phòng Đặng Quang Hưng nói, những năm gần đây, nhà nước thực hiện mô thức mở trường trung tiểu học với cơ chế nội trú là chính ở khu vực nông nghiệp chăn nuôi Tây Tạng, thực hiện chế độ "Miễn phí ăn, ở và phí tổn học tập", càng thúc tiến sự phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm ở Tây Tạng. Nguồn học sinh tốt nghiệp sơ trung hiện nay dồi dào, tiến thêm một bước xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Ngành giáo dục của khu tự trị Tây Tạng trước đây luôn giải quyết cơ bản giáo dục nghĩa vụ 9 năm và cơ bản xóa nạn mù chữ trong thanh thiếu niên là chính, hai nhiệm vụ cơ bản này tương đối nặng nề. Bắt đầu từ năm ngoái, ty giáo dục Tây Tạng đưa giáo dục nghề nghiệp vào nhật trình nghị sự, đặt vào vị trí quan trọng. Năm ngoái đã bỏ ra 10 triệu đồng nhân dân tệ vào việc đào tạo nghề nghiệp, năm nay tăng lên tới 15 triệu đồng nhân dân tệ. Trước năm 1997, chúng tôi chỉ có 2 nghìn học sinh tiếp thụ trung cấp giáo dục chuyên ngành, hiện nay đã hơn 8 nghìn học sinh đang học. Năm nay có kế hoạch tuyển mộ 7 nghìn học sinh vào các trường giáo dục nghề nghiệp.

Trưởng phòng Đặng Quang Hưng giới thiệu, mấy năm tới, học sinh tốt nghiệp sơ trung của toàn khu tự trị sẽ hàng năm tăng lên, khu tự trị Tây Tạng sẽ phát triển hài hòa trung học phổ thông và giáo dục trung cấp chuyên ngành. Cụ thể là Tây Tạng có kế hoạch từ năm 2005 đến 2008 bỏ ra 240 triệu đồng nhân dân tệ vào việc xây dựng giáo dục trung cấp chuyên ngành, trong đó chính phủ Trung Quốc ủng hộ 160 triệu đồng nhân dân tệ, địa phương Tây Tạng bỏ ra 80 triệu, chủ yếu là cải thiện điều kiện mở trường, cố gắng thực hiện mục tiêu mỗi năm tuyển 25 nghìn học sinh.

Đồng chí tỏ ý, tăng cường giáo dục ngành nghề ở Tây Tạng có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với việc kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc Tạng, thúc tiến kinh tế phát triển và giữ gìn sự ổn định xã hội.


1  2