Nghe Online
Bian-ba-zuo-ga, năm nay 18 tuổi, là một cô gái người dân tộc Tạng ở thị trấn Jie-de-xiu, huyện Shan-nan-gong-ga, khu tự trị Tây Tạng, khuôn mặt tròn nước da hơi ngăm ửng hồng tuổi thanh xuân, trên môi luôn nở nụ cười tươi thẹn thò. Tám giờ rưỡi sáng thứ hai đến thứ sáu trong tuần, Zuo-ga đều đúng giờ đến Xưởng may tạp dề Jie-de-xiu gần nhà cùng với hơn hai chục công nhân bắt đầu một ngày làm việc khẩn trương vui vẻ.
Phó bí thư đảng ủy thị trấn Ge-sang cho chúng tôi biết, tạp dề là một công nghệ truyền thống của thị trấn, sản xuất tạp dề ở đây đã có lịch sử hơn nghìn năm. Thị trấn Jie-de-xiu có nhiều gia đình làm nghề thủ công, có nhiều nghệ nhân lão thành, nhưng là học sinh tốt nghiệp sơ trung như Zuo-ga rất có tiền đồ, bởi vì các học sinh trung học nghề nghiệp đã học một năm kỹ thuật đan dệt :
Nhà trường mời đến dạy cho các em là giáo viên có đức có tài, kỹ thuật số một số hai, dạy bảo kỹ càng về nhiều mặt, bạn xem, chiếc tạp dề do Zuo-ga dệt đẹp hơn so với cái khác, mỏng, màu sắc sặc sỡ và nhuộm đều.
Zuo-ga đứng cạnh nghe phó bí thư đảng ủy thị trấn Ge-sang khen mình, cô thẹn thò ngượng ngùng.
Zuo-ga cho chúng tôi biết, học sơ trung nhà trường thực hiện cơ chế 2+1, học sinh học hết năm thứ 2 sơ trung tức hết lớp 8 có thể tiếp tục học lên trung học, cũng có thể căn cứ theo sở trường của mình học một năm trung học nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp là tìm việc làm. Lúc đó cả lớp 40 học sinh thì có 19 học sinh như Zuo-ga tiếp thụ giáo dục nghề nghiệp, nay đều tìm được việc làm vừa ý mình.
Ở địa khu Shan-nan --- nguồn gốc phát triển văn hóa Tạng của Tây Tạng, có rất nhiều học sinh khi học năm thứ 3 sơ trung tiếp thụ một năm giáo dục nghề nghiệp như Zuo-ga, hoặc sau khi tốt nghiệp sơ trung lại học thêm một năm chuyên nghề . Trong đó có nghề dệt thảm, dệt tạp dề, vẽ tranh phật, vẽ hoặc thêu tranh tôn giáo. Ông Da-wa, phó bí thư đảng ủy cục giáo dục thể thao khu vực Shan-nan cho rằng, học sinh tiếp thụ giáo dục nghề nghiệp chủ yếu làm hàng thủ công nghệ truyền thống dân tộc Tạng, có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc Tạng. Ông nêu ví dụ :
Hiện nay giáo viên xưởng dệt thảm trung học nghề nghiệp đều là tự đào tạo, trước đây đều là mời nghệ nhân lão thành đến giảng dạy, hiện nay học sinh cũng có thể dạy người khác. Học sinh sau khi học những kỹ thuật khéo tay xong, phát triển không ngừng công nghệ, những công nhân giỏi nghề trước đây không có văn hóa, chỉ biết thao tác kỹ thuật, học sinh hiện nay có nghiên cứu về tỉ lệ kích thước.v.v...,tiến hành sản xuất tiêu chuẩn hóa, mức độ mỹ quan,cấu tứ và màu sắc phối hợp thêu hoa đẹp hơn so với trước đây.
1 2
|