Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-13 09:20:26    
Để cho các bà mẹ và trẻ em trên cao nguyên tuyết phủ được mạnh khỏe, bình an.

cri

Ở Tây Tạng, mỗi xã đều có trạm xá, với các tiện nghi tương đối hiện đại. Đan-zhen cô gái dân tộc Tạng 28 tuổi là một bác sĩ của trạm xá xã Pu-jiu huyện Lâm Chi, trong xã có 13 thôn hành chính với 2400 người dân chăn nuôi, thôn cách xa trạm xá nhất là 28 km. Để cho Đan-zhen nắm được kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, lãnh đạo đã cử chị đi tỉnh Giang Tô ở miền Đông TQ và tỉnh Tứ Xuyên giáp với Tây Tạng học 5 năm. Hiện nay, hàng ngày ngoài việc khám bệnh, truyền dịch, kê đơn thuốc, Đan-zhen chủ yếu làm công tác quản lý bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.

"Trước đây bà con không muốn tiếp thu phương pháp đỡ đẻ mới, không chịu đi khám phụ khoa, tôi kiên trì hướng dẫn chị em đến khám, sau đó đến từng thôn một đăng ký, chị em nào có thai, chị em nào sắp sinh nở. Từ khi công tác cho đến nay, tôi đã đỡ đẻ cho 20-30 sản phụ. Hàng tháng tôi còn xuống các thôn phát vitamin và thuốc bổ, tiến hành tuyên truyền kiến thức y tế cho chị em, đến kỳ tiêm chủng theo kế hoạch cho các cháu còn phải đến từng thôn, từng nhà."

Tuy đã giành được thành tích rõ rệt, nhưng do Tây Tạng đất rộng người thưa, giao thông bất tiện, thiếu thốn nhân tài, nên công tác bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em của Tây Tạng vẫn chưa được hoàn thiện. Vì vậy, các nơi ở Tây Tạng đã áp dụng một số biện pháp ứng đối, để tăng cường công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Khu vực sơn Nam là nơi bắt nguồn của nền văn hoá Tây Tạng, trên mảnh đất gần 800 nghìn km vuông sinh sống 320 nghìn dân, bình quân 1 km vuông chỉ có 4 người. Để nâng cao trình độ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các thôn và các huyện, chính quyền khu vực Sơn Nam đã đưa ra biện pháp kết hợp giữa giúp đỡ về kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài ở cơ sở. Bà Chô-ma chủ nhiệm khoa sản của bệnh viện nhân dân – một bệnh viện tổng hợp lớn nhất ở khu vực Sơn Nam nói :

"Hàng năm chúng tôi cử 3-4 bác sĩ lâm sàng xuống các huyện thuộc khu vực Sơn Nam, để chỉ đạo kỹ thuật cho các nhân viên y tế ở cơ sở, nhất là khi gặp ca khó đẻ đã có tác dụng hướng dẫn thao tác. Các bác sĩ xuống địa phương, thường ở đó làm việc 3 đến 6 tháng, mỗi năm giúp đỡ 3 trong số 12 huyện. Mỗi huyện một bác sĩ. Bác sĩ đến huyện nào, thì tỷ lệ chị em đến sinh nở ở bệnh viện đó tăng lên."

Được biết, hiện nay, trước tình trạng thể chế bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em không được hoàn thiện, cơ cấu bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em không được kiện toàn, khu tự trị Tây Tạng đã thiết lập dự án quy hoạch "viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em khu tự trị Tây Tạng" tranh thủ trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, thiết lập thể chế hoàn thiện về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em trong toàn khu, đặc biệt là thiết lập mạng lưới bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các cấp. Trong khi đó, toàn khu tích cực triển khai hệ thống quản lý bảo vệ sức khỏe của những phụ nữ có thai và sản phụ cũng như trẻ em dưới 7 tuổi, nhất là việc theo dõi và quản lý những chị em mang thai và sản phụ khó đẻ, phổ biến công tác khám thai trước khi sinh nở, sau khi sinh nở phải kiểm tra lại, điều tra chữa trị những bệnh mà phụ nữ và trẻ em thường gặp phải, để thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của Tây Tạng phát triển toàn diện.


1  2