Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-13 09:20:26    
Để cho các bà mẹ và trẻ em trên cao nguyên tuyết phủ được mạnh khỏe, bình an.

cri
Ngày 2 tháng 8 năm 2005, là một ngày mà cô gái dân tộc Tạng Chư-ren-chô-ma 25 tuổi cảm thấy hạnh phúc nhất, chị đã sinh cháu đầu lòng được mẹ tròn con vuông, và từ nay chị đã được làm mẹ . Tối ngày 3 tháng 8, khi phóng viên gặp chị ở bệnh viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em ở khu Lâm Chi Tây Tạng, chị đã hồi phục sức khỏe, đang nhìn con gái ngủ ngon giấc trên chiếc giường con ở bên cạnh với ánh mắt trìu mến. Bên giường chị, còn có hai chiếc giường nhỏ, tối đến bà cụ mẹ chồng và chồng chị ngủ ở đây, để chăm sóc chị và cháu.

Nhà chị Chư-ren-chô-ma ở xã Pu-jiu huyện Lâm Chi khu tự trị Tây Tạng, cách bệnh viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em Lâm Chi 40 km. Chị Chô-ma nói, đối với Tây Tạng đất rộng người thưa mà nói, thì 40 km không phải là xa:

"Trong thời gian mang thai, vợ chồng tôi đã đến bệnh viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em khám thai, bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh tiểu đường, sau đó, tôi thường xuyên đến đây điều trị và đã chữa khỏi, cách đây không lâu đã đến đây nằm viện để chờ ngày sinh. Phí tổn không phải cao lắm, cũng vừa túi tiền."

Chị Chô-ma nói, trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chào đời con chị đã tiêm vắc xin gan B và tiêm chủng. Cháu còn có một tờ biểu về tiêm chủng, về nhà đưa cho bệnh xá của xã, đến kỳ là trạm xá sẽ thông báo cho chị đưa cháu đến tiêm chủng. Vợ chồng chị có ý định nằm ở bệnh viện địa khu khoảng 10 ngày, sau đó mới về nhà. Theo tập quán của người Tạng, vợ chồng chị còn phải đưa con đến chùa, mời nhà sư đặt tên cho con.

Nằm ở bệnh viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em chờ ngày sinh nở còn có 7-8 chị em đến từ khu chăn nuôi Tây Tạng, các chị em cũng giống như chị Chô-ma, đã từ biệt kiểu ở nhà chờ bà đỡ đến nhà đỡ đẻ trong bao đời nay, hưởng trợ cấp của nhà nước, đến sinh nở an toàn ở bệnh viện.

Viện trưởng bệnh viện này là một người phụ nữ trẻ đẹp có mái tóc dài khoảng trên dưới 30 tuổi, Chị nói với phóng viên, bệnh viện này là do hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông ở miền Nam tài trợ xây dựng vào năm 1992, tất cả có 28 giường bệnh, với đầy đủ tiện nghi. Mấy năm gần đây, số chị em dân tộc Tạng đến bệnh viện sinh nở ngày một tăng lên, năm 2004 là 188 người, năm nay đã tăng lên rất nhiều so với năm ngoái, từ tháng 1 đến tháng 7 đã có 158 người.

Chị viện trưởng nói, theo cách nghĩ truyền thống của những người ở vùng chăn nuôi cho rằng, sinh nở nhất định phải ở nhà, thậm chí không được cho người khác biết, càng không nói đến chuyện đi bệnh viện. Hiện nay, qua tuyên truyền, nhà nước cho trợ cấp, người dân tộc Tạng cũng đã đến bệnh viện sinh nở, vì vậy, tỷ lệ tử vong của phụ nữ có thai và sản phụ cũng như trẻ sơ sinh đã giảm xuống rõ rệt.

"Trong đó một nguyên nhân chủ yếu là tuyên truyền, tuyên truyền đến tất cả các khu chăn nuôi, đạt đến 100 phần trăm, tuyên truyền chính sách nuôi con khỏe, dạy con ngoan của nhà nước như : chính sách kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ bảo vệ sức khỏe về giới, thứ hai là tỷ lệ thanh toán tiền thuốc tăng lên, cộng thêm thực thi các dự án của Liên hiệp quốc, nhà nước không ngừng đầu tư, có nhiều điều kiện ưu đãi, khuyến khích chị em đến bệnh viện sinh nở. Những sản phụ dân chăn nuôi đến bệnh viện sinh nở được hưởng trợ cấp, mỗi người 20 đồng, người đến trông nom được trợ cấp 10 đồng, và còn tặng cho trẻ sơ sinh một bộ quần áo, khăn bông v.v."

Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của khu tự trị Tây Tạng nằm trên cao nguyên tuyết phủ được cất bước từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. 20 năm qua, nhà nước đã tăng thêm đầu tư vào ngành y tế, thông qua việc thực thi các dự án do chính quyền nhân dân khu tự trị, bộ y tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc cùng hợp tác, và thực thi dự án của nhà nước như : "giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, xóa bỏ bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh", sự nghiệp bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em ở khu tự trị Tây Tạng đã phát triển nhanh chóng, tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai và sản phụ đã từ 5 % trong thời kỳ đầu mới giải phóng, giảm xuống còn 0, 31 %, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã từ 43 % trong thời kỳ đầu mới giải phóng, giảm xuống còn 2,4 %.

1  2