Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-06 17:11:52    
Ya-nai-tơ chủ nhà hàng dưới chân cung Pu-đa-la

cri
Trên đường phố Bắc Kinh náo nhiệt ở phía đông cung Pu-ta-la Tây Tạng, có một nhà hàng với tên gọi là Đu-ni-a, trên tầng hai của nhà hàng, còn có một tiệm rượu kiểu Tây rất độc đáo. Bạn đừng coi thừơng nhà hàng này, đây là nhà hàng hợp doanh với nước ngoài. 4 người cùng hùn vốn mở nhà này đến từ Hà Lan, Mỹ và Tây Tạng TQ. Trong tiết mục "thế giới phụ nữ" hôm nay, LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn về nhà hàng này.

Chị Ya-nai-tơ người Hà Lan năm nay 49 tuổi, là một trong 4 người chủ của nhà hàng. Trước đây, ở Hà Lan chị làm hướng dẫn viên du lịch nghề mà chị ưa thích. Nhưng cũng chính là do nghề mà chị đã làm hơn chục năm này, khiến cho người Hà Lan cách xa hàng vạn dặm đã kết nên mối tình khăng khít với Tây Tạng TQ.

18 năm trước, khi chị Ya-nai-tơ lần đầu tiên đến Tây Tạng du lịch, chị đã bị cuốn hút bởi những cảnh đẹp nên thơ ở đây.

"Tôi rất yêu mến Tây Tạng, bởi vì Tây Tạng và Hà Lan hoàn toàn khác nhau. Hà Lan không có núi cao, địa thế bằng phẳng, ngọn núi cao nhất cũng chỉ cao hơn 100 mét. Tôi yêu thích thiên nhiên, yêu thích núi cao mà Hà Lan không có."

Từ đó, Ya-nai-tơ nhiều lần đưa đoàn hoặc nghỉ phép đến Tây Tạng du lịch. 6 năm trước, Ya-nai-tơ đã quyết định rời cuộc sống sung túc ở Hà Lan, đến Tây Tạng sống cuộc sống mới đầy thách thức. Tháng 9 năm 1999, nhà hàng Đu-ni-a đã mở cửa đón khách.

Nói đến việc đặt tên cho nhà hàng, đã khiến chị Ya-nai-tơ phải đau đầu. Chị nói, du khách các nơi trên thế giới đến La Sa du lịch, sau một ngày đi chơi mỏi mệt, nhất định sẽ tìm một nhà hàng có cảm giác ấm cúng như ở nhà vậy để nghỉ ngơi, thư giãn. Mà từ "Đu-ni-a" trong nhiều thứ tiếng như tiếng A-rập, tiếng Thổ-nhĩ-kỳ, tiếng Ấn-độ v,v đều có nghĩa là "cả thế giới". Chị Ya-nai-tơ mong du khách các nước có thể tìm thấy được trong nhà hàng của chị những món ăn mà mình ưa thích, cảm giác ấm cúng như ở nhà.

"Các tiếp đãi viên của nhà hàng chúng tôi và du khách đều đến từ các nơi trên thế giới, chủng loại các món ăn của nhà hàng cũng rất phong phú, gần như là của khắp các nơi trên thế giới, có món ăn của Mê-hy-cô, món ăn Pháp, món ăn I-ta-li-a, món ăn của Tây Tạng. Chúng tôi mở nhà hàng với ý là để cho du khách đến từ các nơi trên thế giới qua các món ăn cảm nhận được tình cảm của quê hương. Khi trang trí nội thất nhà hàng, cũng đã xét đến mặt này. Bề ngoài của nhà hàng mang phong cách của Tây Tạng, còn ban công của tầng hai lại mang đặc sắc của Pháp và I-ta-li-a."

Nhà hàng Đu-ni-a có 10 nhân viên. Ngoài 5 người đầu bếp và 1 tiếp đãi viên của tiệm rượu là người Nê-pan ra, còn lại đều là người bản xứ Tây Tạng. Trong hai năm đầu khi mới mở cửa hàng, chị Ya-nai-tơ phát hiện, chị và các tiếp đãi viên người Tạng gặp khó khăn trong việc trao đổi, bởi vì họ không biết tiếng Anh. Tuy là sau đó họ dần dần cũng học được một số câu thường dùng, nhưng có lúc chị nói cái này thì họ lại ra cái khác. Hơn nữa sự khác biệt về bối cảnh văn hóa ẩm thực: lúc đầu các tiếp đãi viên người Tạng không biết bánh Pi-sa, khoai tây rán, mỳ sợi I-ta-li-a là cái gì. Chị Ya-nai-tơ đành phải tự mình bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ.

"Chúng tôi mời tất cả các tiếp đãi viên người Tạng nếm thử các món ăn Tây. Qua đó, họ dần dần quen thuộc với hương vị của các món ăn này. Điều thú vị là, ban đầu họ không thích ăn cơm Tây, nhất là mùi vị của bánh Pi-sa và phó mát."

Ngoài ra, Ya-nai-tơ còn yêu cầu các tiếp đãi viên của nhà hàng vào nhà bếp quan sát, học tập, qua quan sát quá trình nấu từng món ăn để tăng thêm nhận thức về cơm Tây. Hiện nay, các tiếp đãi viên người Tạng, không còn trường hợp khánh mua mỳ I-ta-li-a thì đưa nhầm bánh Pi-sa cho khách và cũng không coi chị Ya-nai-tơ là bà chủ người nước ngoài.

1  2