Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-05 15:11:56    
Sự biến thiên chế độ xã hội của khu tự trị Tây Tạng

cri

Nhà sử học Ba-sang oang-du cho rằng, sau khi hoà bình giải phóng, Tây Tạng đứng trước hai vấn đề nan giải: một là đời sống nhân dân Tây Tạng lúc đó vô cùng khó khăn, cần phát triển và cải cách; một mặt, do nguyên nhân lịch sử và tôn giáo đặc thù, cộng thêm sự kích động lâu nay của thế lực nước ngoài như Mỹ, Anh, đã gây nên hố ngăn cách giữa dân tộc Tạng và dân tộc Hán.

Ngày 10 tháng 3 năm 1959, được sự ủng hộ của thế lực liên ngoài như Mỹ v.v, một số người trong tập đoàn thống trị cấp cao Tây Tạng muốn duy trì chế độ nông nô phong kiến "mãi mãi không thay đổi" đột ngột phát động cuộc phiến loạn vũ trang toàn diện, mưu toan chia cắt Tây Tạng ra khỏi bản đồ Trung Quốc. Sau khi dẹp yên phiến loạn, chính phủ Trung ương tuyên bố giải tán chính quyền địa phương cũ, tiến hành cải tổ ủy ban trù bị khu tự trị Tây Tạng và thi hành chức trách chính quyền địa phương Tây Tạng, do Pê-xê thứ 10 giữ chức quyền chủ nhiệm.

Tháng 6 năm 1959, chính phủ trung ương Trung Quốc tiến hành cải cách dân chủ ở Tây Tạng trong 2 năm, nội dung chính gồm: xoá bỏ quan hệ phụ thuộc nhân thân giữa nông nô, gia nô với chủ nông nô, tịch thu toàn bộ tài sản của một số ít quý tộc, chuà chiền và chủ nông nô đã tham gia cuộc phiến loạn, đối với 98% nông nô chủ, quý tộc, tăng ni trong chùa không tham gia phiến loạn thì thu mua tư liệu sản xuất dư thưà của họ dưới tiền đề đảm bảo mức sống của họ không bị sa sút so với trước khi cải cách, cộng với những tài sản tịch thu đem chia cho bà con nông nô trước đây.

Ông Ba-sang oang-du cho rằng, cải cách dân chủ của Tây Tạng không những triệt để xoá bỏ chế độ nông nô phong kiến, làm cho nông nô có được những tư liệu sản xuất căn bản như đất, và gia súc mà hàng trăm năm mơ ước, cũng làm cho xã hội Tây Tạng có những đổi thay hết sức lớn lao. Ông nói,

"Là một bộ phận của Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây Tạng bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; xã hội Tây Tạng thực hiện chia tách giữa chính quyền với tôn giáo, tôn giáo không thể điều hành chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội Tây Tạng nữa".

Thông qua cải cách dân chủ, nhân dân Tây Tạng đã có được quyền chính trị bình đẳng như các dân tộc khác. Năm 1961, các nơi Tây Tạng tiến hành cuộc bầu cử lần đầu tiên trong lịch sử, nông nô và nô lệ lần đầu tiên có đi quyền bỏ phiếu và quyền làm cử tri, thông qua bầu cử đã bầu ra chính quyền cấp huyện và cấp thị xã. Tháng 9 năm 1965, hội đồng nhân dân khoá một khu tự trị Tây Tạng triệu tập hội nghị lần đầu, bầu ra cơ quan quyền lực của khu tự trị Tây Tạng và lãnh đạo khu, tuyên bố khu tự trị Tây Tạng chính thức thành lập, phần lớn nông nô đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo trong cơ quan chính quyền các cấp của khu vự trị Tây Tạng, từ đó, Tây Tạng đã mở ra một trang mới.


1  2