Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-05 15:11:56    
Sự biến thiên chế độ xã hội của khu tự trị Tây Tạng

cri

Nghe Online

Bà Xơ-rinh La-mo, gần 80 tuổi, sống ở một thị trấn nhỏ của vùng Sơn Nam Tây Tạng, hưởng một cuộc sống tuổi già thanh bình. Bà rất thích hát bày tỏ tình cảm của mình qua lời ca tiếng hát. Bà nói, 40 năm về trước, bà là nô lệ của một chủ trang trại nông nô phong kiến, bị coi là "súc vật biết nói", thời ấy, bà chưa bao giờ dám mơ ước mình có đàn bò, đàn cừu, có miếng đất cày, không dám nghĩ đến sau này có thể làm lãnh đạo của chính quyền địa phương của Tây Tạng.

Những mẩu chuyện như bà Sơ-rinh La-ma là thường gặp ở Tây Tạng. Tuy không phải những ai trước là nông nô nay đều giữ chức vụ quan trọng như bà Sơ-rinh La-ma, nhưng số phận của họ đã có thay đổi thật sự. Vì Tây Tạng đã từ biệt xã hội nông nô phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tây Tạng nằm ở miền tây nam Trung Quốc, giữa thế kỷ 20, Tây Tạng vẫn thuộc loại hình xã hội chế độ nông nô phong kiến. Ba lãnh chúa lớn trong đó có quý tộc, quan chức chính quyền địa phương, tăng ni cao cấp chiếm không đến 5% dân số Tây Tạng đã chiếm hữu trên 95% đất đai và tư liệu sản xuất, nông nô và nô lệ chiếm 95% dân số Tây Tạng không có tự do, phải chịu cảnh bị mua bán, ngược đãi, càng không ước đến có tư liệu sản xuất.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Cương Lĩnh Chung mang tính hiến pháp lâm thời được thông qua trước ngày thành lập nước Trung Hoa mới quy định, các dân tộc trong lãnh thổ nước Trung Hoa mới có quyền lợi và nghĩa vụ bình đằng, thi hành chính sách dân tộc bình đẳng, dân tộc đoàn kết, khu tự trị dân tộc và tự do tín ngưỡng tôn giáo. Ngày 23 tháng 5 năm 1951, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương Tây Tạng ký Hiệp nghị giải phóng hoà bình Tây Tạng tại Bắc Kinh, gọi tắt là "hiệp nghị 17 điều", Tây Tạng được giải phóng hoà bình.

Nhà sử học nổi tiếng Tây Tạng Ba-sang oang-tu cho rằng, "hiệp nghị 17 điều" và tiêu chí bước ngoặt lịch sử của Tây Tạng, ông nói,

"Tây Tạng giải phóng hoà bình, bảo vệ sự thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện bình đẳng, đoàn kết giữa dân tộc Tạng và các dân tộc khác trong cả nước."

Ông Ba-sang oang-du nói, "hiệp nghị 17 điều" quy định rõ ràng: "chính phủ trung ương không can thiệp vào công việc cải cách của Tây Tạng. Chính quyền địa phương Tây Tạng tự chủ cải cách, nếu nhân dân có yêu cầu cải cách thì phải tiến hành thương lượng với lãnh đạo Tây Tạng." Như vậy, Tay Tạng vẫn duy trì chế độ xã hội nông nô phong kiến trong nhiều năm sau khi giải phóng hoà bình.

Tháng 3 năm 1955, theo đề nghị của chủ tịch Mao Trạch Đông, và được sự đồng thuận của lãnh đạo hai tôn giáo lớn ở Tây Tạng là Đạt-lai-lạt-ma thứ 14 và Pên-xê thứ 10, chính phủ trung ương quyết định thành lập ủy ban trù bị khu tự trị Tây Tạng, do Đạt-lai-lạt-ma và Pên-xê phân biệt đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm và phó chủ nhiệm uỷ ban trù bị. Một năm sau, Ủy ban trù bị chính thức thành lập tại La-sa, gồm 51 ủy viên, trong đó, ủy viên dân tộc Tạng là 48 người, chính phủ trung ương cử phó thủ tướng Trần Nghị đến La-sa chúc mừng.

1  2