Trùng Khánh là thành phố lớn ở miền tây Trung Quốc, phong cảnh non nước ở đây thật nên thơ, nhưng nổi tiếng nhất trong nước cũng như hải ngoại là món ăn Lẩu Trùng Khánh. Lẩu Trùng Khánh không những được người Trung Quốc hoan nghênh, mà còn làm cho nhiều người nước ngoài lưu luyến khó quên. Trong tiết mục "đời sống xã hội" hôm nay, chúng ta cùng hòa mình vào cuộc sống của người Trùng Khánh, cảm thụ lòng nhiệt tình ớt nồng lẩu Trùng Khánh.
Ở Trùng Khánh, nhà hàng lẩu ở đâu cũng thấy như hiệu thời trang vậy. Quận Du Trung là nơi tập trung nhà hàng lẩu nhất ở thành phố Trùng Khánh, tuy chỉ rộng 9 kilômét vuông, nhưng có hơn 3 nghìn nhà hàng lẩu to nhỏ. Anh Lôi Minh năm nay 42 tuổi từ nhỏ sinh sống ở quận Du Trung, hai vợ chồng anh công việc rất bận rộn, con trai đang học cấp ba, cả nhà ba người hàng tuần ít nhất có 2 – 3 tối ăn món uống ở nhà hàng lẩu. Cuối tuần, có lúc còn đích thân nấu nướng, mời bạn bè quây quần vừa ăn món lẩu vừa trò chuyện tâm sự.
Sinh sống hơn 40 năm ở Trùng Khánh, lẩu là món ăn không thể nào thiếu được. Bạn bè quây quần bên nhau vừa ăn lẩu vừa chuyện trò, không gò bó, chuyện gia đình, kết bạn bên món lẩu bốc hơi thơm ngát, tâm tình thỏa mái, vui vẻ hết chỗ nói.
Ăn lẩu rất đơn giản, để nồi canh nóng trên bếp lửa, cho thịt và rau xanh bỏ vào nồi canh nóng nấu qua, rồi vớt lên chấm hương liệu ăn. Lầu Trùng Khánh có từ thế kỷ 16, những người làm trên thuyền bè không cư trú cố định đã phát minh sáng tạo món ăn này ở bến tàu bên sông Trùng Khánh. Khí hậu Trùng Khánh ẩm ướt, mùa đông rất giá lạnh, những người suốt tháng ngày làm việc trên sông nước này lấy gạch đá xếp làm kiềng bếp nấu nướng, cho vào trong nồi nhiều muối, ớt, hoa tiêu, nấu chín những nội tạng bò ăn, đạt công hiệu bớt lạnh đỡ ẩm thấp. Cách ăn uống này dần dần được lưu truyền và phát triển, trở thành món ăn lẩu nổi tiếng khắp gần xa ngày nay.
Lẩu Trùng Khánh ăn lúc nào nấu lúc ấy, mùi vị tươi thơm ngon miệng. Cho nhiều ớt và hoa tiêu vào canh, cho nên ăn vừa cay vừa tê lưỡi, mùi vị nồng nặc. Mùi thơm của ớt và hoa tiêu tỏa khắp nơi, thu hút khách hàng từ xa. Ông Trương Đại Trí, khách du lịch từ miền đông bắc đến Trùng Khánh nói :
Nhớ lần đầu tiên tôi đến Trùng Khánh vào năm 1982, hôm đó trời Trùng Khánh đang tuyết rơi, đến khách sạn đã hơn 8 giờ tối. Phía ngoài khách sạn có một nhà hàng lẩu, hương thơm món lẩu tỏa theo chiều gió, mùi thơm khiến phải nuốt nước bọt. Kể từ đó mỗi lần sau khi đến Trùng Khánh, tôi đều đến nhà hàng này ăn món lẩu. Hình như sau khi ăn món lẩu Trùng Khánh rồi thì không có hứng thú với bất cứ món ăn ngon nào trên thế giới nữa.
1 2
|