CRI : Khu tự trị Tây Tạng TQ có một dân tộc thiểu số với số dân không đến 3000 người đó là dân tộc Lô-ba. Người dân tộc Lô Ba tuy ít, nhưng có một đại biểu quốc hội đó là chị Hiểu Hồng. Là một dân tộc thiểu số trong các dân tộc thiểu số ở tây Tạng, ở Tây Tạng chị Hồng rất có tiếng tăm, ở huyện Mễ Lâm Tây Tạng quê hương của chị thì chị càng là nhân vật mà ai nấy đều biết, bởi vì người phụ nữ Lô-ba mới 30 tuổi này rất giỏi giang và năng nổ, chị để lại cho bà con ấn tượng rất tốt.
Trên con đường dốc cây cối xanh tốt ngoài phố huyện huyện Mễ Lâm nằm ở phía đông nam Tây Tạng, gia đình chị Hồng và mười mấy gia đình bà con dân tộc Lô-ba đã sinh sống tại đây, xa xa con sông Ya-lu-zhang-pu lặng lẽ chảy qua. Khi phóng viên đến nnhà chị Hồng, nhà chị đang trang trí nội thất ngôi nhà mới. Chú vẹt xanh trước cửa nhà thấy có khách, thì càng kêu to hơn, mấy chú gà trong sân nhà cũng kêu theo.
Cha mẹ chị Hồng đều là nông dân dân tộc Lô-ba. Năm 1996, sau khi tốt nghiệp học viện nông nghiệp chăn nuôi Tây Tạng và điều đến công tác tại ủy ban nhân dân thị trấn Mễ Lâm, huyện Mễ Lâm, 4 năm sau được bổ nhiệm làm phó chủ tịch thị trấn, năm 2003, chị lại được hội đồng ủy ban nhân dân khu tự trị Tây Tạng bầu làm đại biểu quốc hội khóa 10 của tây tạng.
Năm 1951, trước ngày giải phóng hòa bình Tây Tạng, dân tộc Lô-ba là dân tộc bị áp bức, bao năm sống trong rừng sâu, núi thẳm, kinh tế hết sức lạc hậu. Dân tộc Lô-ba có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, nhưng không có văn tự. Chị Hồng nói, tình trạng này kéo dài cho đến năm 1959, Tây Tạng thi hành cải cách dân chủ, sau khi xóa bỏ chế độ nông nô mới có sự thay đổi về cơ bản. Từ đó, người dân tộc Lô-ba cũng như các dân tộc thiểu số khác ở tây Tạng đã có quyền lợi chính tri,̣ quyền lợi kinh tế, và quyền tự do con người như những người dân tộc Tạng.
Ba người anh của chị Hồng đều không được đi học, cho đến nay vẫn làm nghề nông ở quê, còn chị và cô em gái được tiếp thụ giáo dục nghĩa vụ miễn phí của nhà nước dành cho học sinh khu chăn nuôi của Tây Tạng, nhà nước còn cho ăn ở không lấy tiền. Chị Hồng nói, so với lớp cha anh, cuộc sống ngày nay của người Lô-ba đã có sự thay đổi to lớn.
"Cách sinh hoạt có sự biến đổi to lớn. Trước đây sinh họat của người Lô-ba rất lạc hậu. Chẳng hạn, khi kết hôn, phải mổ hết tất cả các loại gia súc nhà nuôi để làm cỗ, còn hiện này thì không còn làm như vậy nữa. Hiện nay, về vệ sinh và nhà ở v,v đều có tiến bộ, chẳng khác nào người dân tộc Tạng."
Chị nói, hiện nay, tất cả người Lô-ba ở thị trấn Mễ Lâm đều từ rừng sâu, núi thẳm dọn ra sinh sống ở vùng đồng bằng, nhà nước còn bỏ tiền xây cất nhà và mua sắm dụng cụ lao động cho những gia đình nghèo khó. Chỉ riêng năm ngoái, chị đã làm đơn xin với chính quyền hơn 400 nghìn đồng, để giúp 11 hộ người dân tộc Lô-ba ở thị trấn xây nhà.
Xã I-lô-ba Nam là một xã tự trị người Lô-ba duy nhất của hyện Mễ Lâm.Chị Hồng nói, để giúp xã này thóat khỏi cảnh nghèo khó, năm ngoái, chính quyền địa phương đã chuyển uỷ ban xã này từ vùng núi ra nơi gần đường quốc lộ, nối liền khu nhà mới xây của ủy ban xã và nhà ở của dân với mấy bản làng cũ với nhau, tổng cộng cư trú hơn 500 người dân tộc Lô-ba. Xã I-lô-ba Nam đã dựa vào môi trường thiên nhiên tươi đẹp gần đó và phong tục tập quán văn hóa độc đáo của dân tộc Lô-ba để mở ngành du lịch, dân làng biểu diễn cho du khách xem điệu múa săn lợn truyền thống, thu nhập đã tăng lên khá nhiều.
1 2
|