7 năm thực thi "Công trình cầu nối văn hoá Trung Hoa" đến nay, có nhiều hoạt động có ảnh hưởng to lớn như vậy. Năm 2002 tại Khổng Miếu di sản văn hoá thế giới, tổ chức hoạt động "thi đọc văn hoá kinh điển TQ" thu hút 3 nghìn nhi đồng đến từ khắp nơi trên thế giới đến dự, các em cùng đọc "Luận Ngữ"— kinh điển Nho gia, khí thế hùng vĩ, phản ứng mạnh mẽ.
Một loạt hoạt động này gây phản ứng nhiệt liệt tại khu vực Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan cũng như cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, được sự ủng hộ rộng rãi. Cuộc "Thi hữu nghị đọc kinh điển văn hoá Trung Hoa đầu tiên người Hoa" thu hút 50 thanh thiếu niên Đài Loan tham dự, cựu chủ tịch Quốc Dân Đảng TQ Liên Chiến đề tự: Văn hoá Trung Hoa, rực rỡ muôn đời". Các nhân sĩ nổi tiếng Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan cũng như hải ngoại bày tỏ ủng hộ hoạt động này với nhiều hình thức.
Phó chủ tịch ủy ban thượng vụ quốc hội TQ, chủ nhiệm ban tổ chức "Công trình cầu nối văn hoá Trung Hoa" ông Vương Quang Anh nêu rõ, văn hoá Trung Hoa là văn hoá phát triển liên tục chưa bị gián đoạn duy nhất trên thế giới, văn hoá Trung Hoa vừa có lịch sử lâu đời, vừa có sức xuân phơi phới. Người Hoa trong và ngoài nước cùng đọc kinh điển văn hoá Trung Hoa, chứng minh con cháu Trung Hoa có chung nguồn gốc văn hoá và thừa nhận căn nguyên của nền văn hoá Trung Hoa, muốn làm người có trách nhiệm với nhà nước và dân tộc.
Cùng với "Thành phố Tiêu trí văn hoá Trung Hoa" được xây dựng ở thành phố Tế Ninh tỉnh Sơn Đông, một loạt kiến trúc có phong cách văn hoá Trung Hoa sẽ lần lượt chọn địa điểm xây dựng, bao gồm "Vườn thủy tổ Trung Hoa" xây tại Thiên Thủy tỉnh Cam Túc để kỷ niệm Phục Hy-thủy tổ loài người trong truyền thuyết TQ; "Vườn hiếu đạo Trung Hoa" xây dựng tại Trường Châu tỉnh Giang Tô, ở đó vẫn còn giữ lại "Hiếu tử miếu" duy nhất có mấy trăm năm lịch sử; "Bia China" xây tại Cảnh Đức Trấn tỉnh Giang Tây, vì Cảnh Đức Trấn được coi là nới bắt nguồn đồ sứ TQ.
Mấy năm qua, Công trình cầu nối" quy mô chỉ là một dự án văn hoá truyền thống TQ ngày càng sôi nổi. Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội TQ, "Quốc Học" lấy triết học, văn học và lịch sử truyền thống TQ làm nội dung chính bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người. Trong giao lưu đối ngoại, giao lưu văn hoá truyền thống TQ ngày một tăng cường. Phó chủ tịch hội xúc tiến văn hoá truyền thống Trung Hoa Vương Thạch cho rằng, việc phát triển truyền bá văn hoá truyền thống TQ có ý nghĩa tích cực đối với thế giới hiện nay. Ông nói:
"Chúng ta cảm thấy văn hoá TQ có thể sẽ là linh cảm để giải quyết một số vấn đề khó của loài người trong tương lai. Ví dụ, dưới tình hình tài nguyên bị khai thác quá độ, cạnh tranh đi theo hướng cướp đoạt, trong bối cảnh quan hệ con người có xu hướng xa lánh và tinh thần nhân văn suy yếu, thì văn hoá TQ coi trọng tạo điều kiện cho người khác, coi hài hoà là quý nhất, coi trọng cuộc sống tinh thần của con người, đó là một thái độ và tư tưởng ôn hoà. Văn hoá TQ chủ trương vừa phải thích hợp, không nên quá độ, người và trời hoà nhất, chung sống hài hoà. Những chủ trương này sẽ đem lại linh cảm cho tư tưởng xã hội hậu hiện đại."
Ông Vương Thạch nói, văn hoá truyền thống TQ có địa vị đặc biệt trên thế giới, nội hàm sâu rộng và ý nghĩa tích cực của nó đối với xã hội hiện đại vẫn chưa được khai thác và hiểu biết hoàn toàn. 1 2
|