Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-19 15:06:33    
Đội bơi lội Trung Quốc đứng trước thách thức gay cấn

cri

Thành tích của đội Trung Quốc không tốt, ngoài thể hiện ở việc chưa đoạt huy chương vàng ra, còn biểu hiện ở việc: Trong các môn Trung Quốc vốn rất có thực lực như bơi ếch nữ, bơi tự do nữ, khoảng cách giữa đội Trung Quốc với đội Ô-xtrây-li-a, đội Mỹ đã mở rộng hơn trước. Trong giải lần này, Giôn, Ê-đơ-mi-xtông của Ô-xtrây-li-a cùng Ha-đi của Mỹ đã phá kỷ lục thế giới trong các môn 50 mét ếch, 100 mét ếch và 200 mét ếch, sức cạnh tranh của Trung Quốc do La Tuyết Quyên và Tể Huy tích luỹ ở những môn này trong những năm gần đây đã không còn. Trong môn bơi tự do 200 mét nữ, thành tích của đội Trung Quốc cũng bị vận động viên Mỹ và Ô-xtrây-li-a ngày càng bỏ xa.

Ngoài ra, so với đội Nhật, đối thủ chủ yếu tại Châu Á, lần này đội Trung Quốc cũng không bằng đội Nhật. Tuy đội Nhật cũng chưa giành được huy chương vàng, nhưng tổng số huy chương của họ gấp đôi Trung Quốc. Về việc này, Huấn luyện viên trưởng đội bơi lội Trung Quốc Triệu Qua nói, sau thế vận hội A-ten, đội Trung Quốc tiến bộ chưa đủ nhanh. Ông còn phân tích thêm một bước nguyên nhân sâu xa, cho rằng so với các nước Ô-xtrây-li-a, Mỹ và Nhật, sự tiên tiến của Trung Quốc trong biện pháp luyện tập không bằng đối thủ, kỹ thuật cũng thiếu sự đột phá mang tính cách mạng. Ông nói:

"Thông qua sự khảo sát đối với Mỹ, cá nhân tôi cho rằng, ngoài họ có huấn luyện viên, có kinh nghiệm phong phú ra, về kỹ thuật, cũng có một số huấn luyện viên có kinh nghiệm phong phú hơn nữa có quan điểm khá độc đáo. Tôi cảm thấy huấn luyện viên của chúng ta có khoảng cách. Hai năm lại đây, kinh nghiệm huấn luyện viên của Mỹ lại được nâng cao hơn nữa, có một số ý nghĩa mang tính cách mạng về tính thực dụng của kỹ thuật, quả thực mang lại sự tiến bộ thần tốc cho làng bơi lội. Đây là một ưu thế của họ, cá nhân tôi cho rằng chúng ta có khoảng cách khá lớn về mặt này."

Đứng trước thế vận hội năm 2008 cấp bách, đội điền kinh Trung Quốc cùng là môn cơ sở như môn bơi, cùng là "Môn yếu" của Trung Quốc đã áp dụng biện pháp "Ra nước ngoài, mời đến Trung Quốc". Hiện nay vô địch thế vận hội A-ten Lưu Tường đã cùng tập luyện với vận động viên nước ngoài tại Pháp, đầu năm nay, Liên đoàn điền kinh Trung Quốc lại cử năm vận động viên có tiềm năng đi Mỹ, luyện tập dưới sự chỉ đạo của vận động viên điền kinh nổi tiếng Mi-xen Giôn-xơn. Vậy thì, bơi lội sẽ làm như thế nào ? Ông Lý Hoa nói, đội bơi lội Trung Quốc đang tích cực trù tính, dự định cử vận động viên đi nước trình độ cao thế giới, cùng luyện tập với vận động viên trình độ cao nước ngoài. Ông nói:

"Hiện nay chúng tôi còn chưa có suy xét cụ thể về mời huấn luyện viên nước ngoài, nhưng chúng tôi nghĩ theo tình hình mấy năm nay, nhất là sau giải vô địch lần này, xác định môn trọng điểm của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ áp dụng một số biện pháp như mời một số chuyên gia nước ngoài đến giảng bài, cử mộc số vận động viên trọng điểm hoặc với hình thức phân đội nhỏ đi ra nước ngoài luyện tập, cùng luyện tập với vận động viên nước ngoài, tìm hiểu tình hình luyện tập của họ."

Tuy giải lần này khiến người ta có cảm giác tình hình bơi lội Trung Quốc rất gay cấn, nhưng đội Trung Quốc cũng có xuất hiện một số gương mặt mới. Cao Sướng, 18 tuổi lập kỷ lục giải vô địch thế giới trong bán kết môn bơi ngửa 50 mét nữ, đồng thời đoạt huy chương bạc môn này; Ngô Bằng 18 tuổi, cũng đoạt huy chương đồng trong môn bơi bướm 200 mét nam; Triệu Thanh, 14 tuổi lần đầu tiên tham gia giải lớn đã lọt vào vòng chung kết. Các vận động viên này đều rất trẻ, còn có không gian đi lên, họ đều là hy vọng thực sự của bơi lội Trung Quốc tại thế vận hội năm 2008.


1  2