Những ngày tháng sống trên nước bạn Trung Hoa đã lùi vào dĩ vãng cách đây hơn nửa thế kỷ, vẫn chưa hề phai mờ trong tâm trí tôi.
Đầu năm 1954, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đang chuyển mạnh sang giai đoạn tổng phản công, thì một số anh chị em chúng tôi – những người cán bộ giáo dục ưu tú và những học sinh tốt nghiệp phổ thông xuất sắc thuộc sở giáo dục liên khu 4 được cử đi học ở khu học xá Trung ương đặt tại nước bạn Trung Hoa.
Sau một tháng 8 ngày vất vả cuốc bộ từ Nghệ An lên biên giới, chúng tôi đến Hữu Nghị quan và ngày 2/3 được xe đón sang Bằng Tường, một thị trấn của tỉnh Quảng Tây cách Hữu Nghị quan 18-20 cây số. Ngay từ giờ phút đầu, qua một đêm ở Bằng Tường, chúng tôi đã được sống trong vòng tay Hữu nghị của bạn. Sự đón tiếp đầy nhiệt tình của các bạn đã làm vơi đi cái cảm giác xa lạ của những người lần đầu tiên xa tổ quốc. Trời lạnh, đêm tối, anh chị em nhân viên phục vụ và ćac đồng chí Giải phóng quân TQ chiếu đèn pin dẫn từng người chúng tôi tới tận nơi ở, sắp xếp chỗ ăn, chỗ ngủ cho chúng tôi một cách chu đáo. Những chiếc bánh bao nhân thịt, nhân trứng còn nóng hổi được các đồng chí trao tận tay, ăn vào không những ngon miệng mà còn ấm dạ, ấm lòng.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên tàu đi Nam Ninh, thù phủ của Quảng Tây, cách Bằng Tường 300 km. Từ ga Nam Ninh, xe đón chúng tôi chạy một đoạn đường 5-6 km thì tới khu học xá vào lúc mới lên đèn.
Từ xa đứng trên ô tô, tôi đã thấy khu học xá hiện ra như một đô thị. Vô số ánh đèn điện lấp lánh, sáng rực, những con đường thẳng tắp, những toà ngang dẫy dọc nguy nga còn tươi màu ngói đỏ. Từ bé chỉ quen cảnh sống nông thôn, lại gặp lúc nước nhà kháng chiến gian khổ mấy khi được thấy ánh đèn điện, sinh hoạt ban đêm chỉ với cái đèn tù mù, nhiều lắm là cái đèn tọa đăng hay ngọn nến trắng. Bây giờ, trước mắt một rừng ánh sáng, trước cảnh lộng lẫy màu sắc của khu học xá, tôi như lạc vào cõi mộng mơ.
Chưa hết, sau khi xuống xe, chúng tôi được phân theo trường lớp và dẫn về nhà ở. Nhà ở là chung cư với những chiếc giường một hai tầng tôi vẫn thấy sướng lạ. Cao ráo, sạch sẽ, thoáng đãng. Đặc biệt hấp dẫn là trên mỗi giường có trải nệm ga trắng muốt đã bày sẵn mọi thứ đồ dùng ća nhân cần thiết: chăn, gối, áo quần, giầy mũ, khăn mặt, bít, tất, xà phòng, thuốc đánh răng, bàn chải, ca uống nước, chậu rửa mặt v.v. Cái gì cũng mới đẹp, cũng thom tho. Dân kháng chiến chúng tôi quen quần nâu, áo vải, cơm ăn chia xuất, "gặp đâu là nha, ngả đâu là giường", bây giờ bỗng có được những thứ này, tưởng còn gì bằng.
Ngắm nhìn ngôi nhà do bạn xây dựng mân mê những đồ dùng do bạn cung cấp, chúng tôi thầm cảm ơn Đảng và nhân dân TQ trong khi cách mạng mới thắng lợi chưa được mấy năm, tình hình đời sống kinh tế còn rất khó khăn, vẫn chí tình giúp đỡ ta, không những trong chiến đấu mà cả trong công tác đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước khi hoà bình lập lại. Cả một khu Dục Tài Học Hiệu bề thế khang trang do bạn việc trợ xây dựng giúp ta là biểu hiện sinh động của mối tình hữu nghị Trung - Việt.
Từ đó, trong gần hai năm, là học sinh của trường Trung văn, lớp sư phạm, ngoài giáo sư Việt Nam chúng tôi được các giáo sư TQ tận tâm giảng dạy. Từ chỗ mới biết lõm bõm vài câu tiếng TQ, Phát âm "pua", "phua", "mua" còn mỏi cả miệng, chúng tôi đã nhanh chóng học được, viết đượ, nghe được, nói được rồi biết dịch xuôi, dịch ngược, biết làm văn, hội thoại ....... Một số vốn Trung văn đáng kể đã giúp chúng tôi dễ dàng giao tiếp với các giáo sư, các đồng chí các bộ, công nhân viên và giải phóng quân TQ.
Anh bạn Gia Lý Vỹ của tôi trong đơn vị độ đội TQ bảo vệ khu học xá là người chất phác, hiền lành, it́ nói, hay cười. Anh thường lui tới, trò chuyện với tôi, thân mật như đã quen nhau từ lâu. Sở dĩ chính phủ TQ cho cả một trung đội giải phóng quân đặc trách bảo vệ khu học xá, vì hồi ấy, tình hình an ninh, chính trị và an toàn xã hội của bạn còn chưa thật ổn định, bọn cướp, bọn phỉ còn họat động ở nhiều nơi như ở Tâm Hư – địa điểm cũ của khu học xá trước đây 1-2 năm .
1 2
|