Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-16 10:39:38    
Câu chuyện về chị Ma Lợi

cri

Tư Lệnh Xương ra lệnh cho các chiến sĩ đứng vây lại, mặt quay ra ngoài, lấy tấm thân làm thành nhà đỡ đặc biệt, để bảo vệ ân nhân sinh ngay tại đây.

Vào lúc bình minh, con trai chị đã cất tiếng khóc chào đời. Chồng chị nhờ tư lệnh đặt tên cho cháu, ông Xương ngậm ngùi nói, cháu sinh ra trên băng tuyết, thì đặt tên là Băng.

Trong khói lửa chiến tranh, vào sinh ra tử, tư lệnh không thể nào quên được dòng sông băng giá trong lúc bình minh.

Sau ngày giải phóng, ông Xương trở lại nơi đây, tìm ân nhân đã cứu Bát Lộ quân năm xưa, nhưng cả gia đình cu Băng không còn ở đây nữa.

40 năm đã qua đi, Ông Xương không tìm được mẹ con chị, nhưng ông sẽ tiếp tục tìm. Ông nói với người đi tìm: "nếu không tìm được mẹ con chị, tôi sẽ nuối tiếc một đời, không tìm thấy cậu Băng, tôi cảm thấy có lỗi với chị Lợi, các đồng chí bằng bất cứ giá nào cũng phải giúp tôi tìm bằng được, phải có nhân dân mới có Bát Lộ quân, mới có tôi, tính mệnh của tôi là nhờ vào sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng.

Ông nói mà nước mắt lưng tròng. Trong lòng ông đây là ân nghĩa mà nhất định phải báo đáp.

Ai ngờ, năm 1982, khi ông Xương còn đang lặn lội tìm tòi mẹ con chị, thì một người phụ nữ nông dân bình thường đã lặng lẽ đi hết cuộc đời.

Trong con mắt của dân làng, đây là một bà cụ khổ sở cả một đời, lúc còn trẻ, chồng bị quân Nhật giết hại, nhà cửa bị giặc đốt phá, cuối cùng đưa con lưu lạc đến đây.Mùa Đông không có quần mặc, trời xuống tuyết không có giầy, phà̉i đi chân đất trên băng tuyết.

5 năm sau, cán bộ nghiên cứu lịch sử có được tin tức từ một danh sách những người làm giao thông bí mật trong thời kỳ kháng chiến của huyện Hưng Long, không bao lâu đã xác định được người vợ của giao liên bị quân Nhật giết hại năm xưa chính là chị Lợi, người ân nhân mà tư lệnh Xương vất vả tìm kiến trong bao năm qua, anh Chu Hải Thanh con trai bà chính là "Cu Băng" cậu bé đã chào đời trên dòng sông băng giá ngay sau khi đột phá vòng vây.

Tháng 4, năm 1988, ông Xương đã gặp anh Băng. Được biết mẹ anh đã qua đời, ông rất đau buồn.

Chị Lợi đã giấu kín trong lòng câu chuyện giữa chị và Bát Lộ quân, không hề nói cho ai biết, thế nhưng sau khi bà qua đời, trong chiếc hộp gỗ đen mà bà để lại, người ta phát hiện một bí mật khác.

Khi còn sống, chiếc hộp gỗ này là của quý của bà, ai cũng không được động đến, ngay cả con trai của bà.

Khi mở chiếc hộp gỗ, mọi người hết sức kinh ngạc phát hiện, trong hộp có một tập giấy mà Bát Lộ quân ký sổ khi ăn ở nhà bà trong thời kỳ kháng chiến.

Không hiểu tại sao bà lại không mang giấy ký sổ này trình lên chính quyền địa phương để đổi tiền ? Ai cũng thể hiểu được. Để tỏ lòng tôn kính bà, người nhà đã mang những giấy ghi nợ của Bát Lộ quân đốt trước mộ bà.

Thực ra, những giấy ghi nợ mà bà cất giữ suốt đời này là sự nhớ nhung tư lệnh Xương và Bát Lộ quân của bà.

Cán bộ nghiên cứu lịch sử nói, "trong thâm tâm bà mỗi một trang giấy ký sổ đều in sâu ánh mắt và nụ cười của các chiến sĩ, trong lòng bà, tập giấy ký sổ là hình ảng và những câu chuyện các chiến sĩ đã xả thân giết giặc vì dân, cứu nước.

Mong đợi 60 năm gặp mặt đã trở thành Vĩnh biệt, chỉ để lại một tấm ảnh. Trong ký ức của mọi người, bà vẫn đội khăn. Là vì bà từng bị quân Nhật bắt giam, trong lúc tra tấn để hỏi cung quân giặc đã lột da đầu của bà. Năm 2004, huyện Hưng Long đã tìm được tấm ảnh này, đem tặng cho ông Xương.

Phu nhân của ông Xương nói, "khi mang tấm ảnh đến, tôi không dám đưa cho nhà tôi xem, sợ ông quá xúc động. Vừa nhắc đến là nhà tôi xúc động, ngồi trên xe lăn nói chuyện với đồng chí bí thư huyện ủy huyện Hưng Long mãi. Phải đợi ông trấn tĩnh tinh thần mới lấy lại được tấm ảnh. Hỏi ông nhà tôi đây là ai ? nhà tôi khóc nức nở: chị Lợi, tôi chết cũng không thể nào quên được chị."

Đây là cuộc hội ngộ sau 60 năm, âm dương cách trở, nhưng không thể nào ngăn cách được tình nghĩa sống chết bên nhau giữa Bát Lộ quân với người dân.


1  2