Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-16 10:39:38    
Câu chuyện về chị Ma Lợi

cri

Trong thời kỳ kháng chiến, một người phụ nữ nông thôn bình thường, đã có thai 8 tháng, vượt qua con đường và vách núi hiểm trở, dẫn đường cho hơn 300 Bát Lộ quân thắng lợi phá vòng vây của địch, do quá mệt mỏi, chị đã đẻ non ngay trên mặt sông đóng băng dưới chân núi........ Trong 14 năm kháng chiến, nhiều người phụ nữ như chị. Họ là những người chị em, là người vợ người con, người mẹ.

Trên chiến trường, họ chiến đấu quên mình, anh dũng giết giặc, không chịu lùi bước; Khi bị giặc bắt, họ bất chấp sự tra tấn và hăm dọa của địch, không hề tỏ ra yếu hèn trước sự tra tấn dã man của quân giặc. Họ đã bằng mọi giá, thậm chí bằng cả tính mạng để cứu chữa các thương bệnh binh. Để giúp đỡ Bát Lộ quân, Tân Tứ quân, họ chiến đấu quên mình, bất chấp nguy hiểm, vì nghĩa cả không hề lùi bước. Trong lòng các chiến sĩ, họ là những con người dũng cảm, lương thiện, không có lời nói nào có thể miêu tả được những đức tính tốt đẹp của họ.

Họ là hình ảnh thu hẹp của biết bao người phụ nữ TQ. Họ cùng có một cái tên là – Người mẹ chiến sĩ.

"Chị Lợi, tôi có chết cũng không thể nào quên được chị".

Vưà nhìn thấy tấm ảnh, cụ Lý Vận Xương người chiến sĩ Bát Lộ Quân năm xưa không sao nén nổi xúc động, cụ khóc nức nở.

Cụ Xương năm nay 97 tuổi, cụ tham gia cách mạng từ năm 1925, có 80 năm tuổi Đảng. Cụ từng hoàn thành biết bao sự tích lẫy lừng, nhưng cụ cảm thấy vô cùng hối tiếc một việc nhỏ. Mấy chục năm qua, cụ luôn tìm một người, một người phụ nữ nông dân bình thường, một người phụ nữ đã từng cứu tính mạng của cụ.

Đúng chị rồi, từ nét mặt chất phác, đôn hậu toát lên vẻ lanh lợi, hoạt bát của người phụ nữ trong ảnh, đúng là chị Lợi ân nhân đã từng cứu Bát Lộ quân mà cụ tìm trong suốt hơn 40 năm qua.

Chập tối ngày 21 tháng 1 năm 1934, tại một thôn ở núi Ngũ Chỉ Sơn, tỉnh Hà Bắc, hơn 7 nghìn lính ngụy đã bao vây bộ tư lệnh quân khu Ký Đông của Bát Lộ quân, vây hãm tất cả các ngả đường xuống núi, hòng tóm ngọn hơn 300 người trong vòng vây. Trước giờ phút này, cụ Xương lúc đó là tư lệnh quân khu Ký Đông, đã quả quyết ra lệnh hủy hết công văn, giấy tờ, buộc lựu đạn vào điện đài, chuẩn bị quyết chiến với quân giặc để đột phá vòng vây.

Hồi tưởng lại những giờ phút nguy ngập đó, tư lệnh Xương vẫn rất xúc động, cụ nói : "lúc đó rất gấp rút, phải làm thế nào ? nếu phá vậy, thì giao liên không ở đây. Vợ anh ấy nói có thể dẫn đường. Tôi thấy chị đã có thai ít nhất là 7-8 tháng, làm sao đành lòng."

Con đường bí mật duy nhất để phá vậy chỉ có vợ giao liên biết.

Thế nhưng, một người phụ nữ mang thai 8 tháng, ngay lúc bình thường đi lại còn khó khăn, thì làm sao có thể trong đêm tối đưa bộ đội đột phá vòng vây của địch ? huống hồ trong lúc mùa đông giá lạnh, giọt nước cũng đóng băng, ông Xương do dự.

Chị Lợi mang thai vượt mặt nhưng vẫn thành khẩn xin được dẫn đường cho bộ đội lời nói chất phác đã thể hiện đức tính quả quyết và kiên trì của chị: "Người khác không thuộc đường, tôi đã cùng nhà tôi lên núi, đi qua con đường này, các đồng chí cứ đi theo tôi, là có thể đột phá được vòng vây."

Không còn cách nào khác, sống chết là ở lúc này.

Tư Lệnh Xương ngậm ngùi ngật đầu đồng ý.

Đây là con đường đầy gian khổ, để giành thời gian, chị Lợi nặng nhọc cất bước đưa bộ đội vượt qua rừng sâu núi thẳm, từ một vách đá hiểm trở đột phá.

Chị Lợi bảo các chiến sĩ cởi dây quấn xà cạp, buộc thành nhiều sợi dây dài, chị lưng đeo bó dây, bám vào cây dại trèo lên vách núi. Nhìn chị vác bụng to, khó nhọc từng bước trèo lên vách núi dựng đứng, các chiến sĩ hồi hộp đến ngạt thở. Vách đá vừa dốc vừa trơn, chị vừa trèo được nửa chừng thì bị tuột xuống, may mà các chiến sĩ đỡ được, các chiến sĩ dứt khoát không cho chị trèo nữa. Chị liền nói dối là đi vệ sinh, mong các đồng chí quay mặt đi, chị lại nhanh nhẹn trèo lên vách núi, buộc đầu dây trên đỉnh núi.

Bộ đội đã ra khỏi vòng vây của địch.

Hơn 60 năm sau, chúng tôi đến dưới vách núi. Đây là vách núi dựng đứng cao mười mấy trượng, không hề có đường để đi. Chúng tôi không thể tưởng tượng được, một người phụ nữ mang thai hàng 8 tháng, mà có thể trong đêm tối mịt mùng, rét buốt trèo lên được vách núi.

Dưới chân núi là dòng sông đã đóng băng, bộ đội sau khi đột phá vòng vây xuống núi, chị Lợi vừa trải qua cuộc đọ sức với sống chết nên quá mệt nhọc, mằn khụy trên mặt sông đóng băng và đẻ non.

1  2