Phương án quy hoạch vùng đệm bảo vệ Cố Cung đưa hoàng thành và phiá bắc Cố Cung vào vùng đệm, giữ lại nguyên vẹn tối đa diện mạo lịch sử xung quanh Cố Cung. Theo quy định, các kiến trúc trong vùng này phải phù hợp yêu cầu khống chế xây dựng, chiều cao không được vượt quá 9 mét, mầu sắc và phong cách phải hài hoà với phong cảnh môi trường xung quanh. Đối với các kiến trúc vốn có không phù hợp yêu cầu, cơ quan hữu quan sẽ từng bước tu sửa.Bảo vệ nghiêm khắc các phố ngõ cổ xưa trong vùng đệm.Đối với những kiến trúc cổ nguy hiểm lâu đời, cơ quan hữu quan sẽ sửa chữa theo phong cách cũ.
Ông Từ Bình Phương, chuyên gia nghiên cứu bảo vệ di sản thế giới luôn luôn nghiên cứu đề tài bảo vệ thành cổ Bắc Kinh. Trước khi trình lên phương án quy hoạch vùng đệm cho Đại hội di sản thế giới, Cục văn vật Bắc Kinh từng hỏi ý kiến của Ông. Ông Từ Bình Phương cho rằng, phương án này có thể bảo vệ tốt diện mạo văn hoá của Cố Cung. Ông nói:
"Chúng tôi muốn bảo vệ thành phố nổi tiếng văn hoá lịch sử, thì phải bảo vệ cơ thể và khung xương của nó. Như thân thể của con người, khung xương của thành cổ không được thay đổi. Các nhà trong đó trước là thế nào, sau khi bị hỏng thì phải sửa lại như cũ, trước là mầu gì thì phải sửa theo mầu đó. Trong vườn có cây, sau khi sửa lại cũng phải có cây, ở nguyên vị trí cũ."
Lúc Cục văn vật thành phố Bắc Kinh trình phương án quy hoạch vùng đệm Cố Cung lên Đại hội di sản thế giới, Cố Cung trở thành di sản thế giới đã 18 năm, trong thời gian này, thành phố Bắc Kinh không ngừng tăng cường bảo vệ môi trường lịch sử xung quanh Cố Cung. Năm 1999, trong 25 khu bảo vệ văn hoá lịch sử của thành phố Bắc Kinh có 2 phần 3 là trong nội hoàng thành, năm 2002, Bắc Kinh đặt ra quy hoạch bảo vệ hoàng thành, triển khai bảo vệ tổng thể đối với hoàng thành.
Được biết, năm ngoái, Cục văn vật thành phố Bắc Kinh từng qua mạng trưng cầu ý dân về phương án quy hoạch vùng đệm Cố Cung, lúc đó trên mạng có hai phương án, một là lấy phạm vi hoàng thành làm vùng đệm của Cố Cung, diện tích là 597 héc-ta, phương án thứ hai chính là phương án đã được thông qua. Phần lớn dân chúng Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, yêu cầu bảo vệ Cố Cung với phạm vi lớn hơn.
Ủy viên ủy ban văn vật nhà nước TQ Trịnh Hiếu Nhiếp cho rằng, phạm vi bảo vệ Cố Cung Bắc Kinh không ngừng được mở rộng đã thể hiện đầy đủ ý thức bảo vệ văn vật của chính quyền và nhân dân không ngừng nâng cao. Ông Nhiếp nói:
"Chúng tôi từ bảo vệ văn vật phát triển tới phù hợp tiêu chuẩn của di sản thế giới, chúng tôi có một quá trình hiểu biết. Lúc đầu quy hoạch thủ đô Bắc Kinh không có yêu cầu nghiêm khắc về vấn đề bảo vệ di sản, sau đó có 25 khu bảo vệ, tiếp theo là 30 khu bảo vệ. Quy hoạch hoàng thành là một khu bảo vệ riêng, đây là một quá trình phát triển, lúc đầu chúng tôi không có nhận thức đầy đủ. Sau này các kiến trúc trong vùng đệm không phù hợp yêu cầu sẽ được tu sửa lại." 1 2
|