Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-12 17:26:31    
Việc thông qua phương án quy hoạch vùng đệm Cố Cung sẽ có lợi cho việc bảo vệ bộ mặt thành cổ Bắc Kinh

cri

Nghe Online

Tại đại hội di sản thế giới khoá 29 triệu tập tại Nam Phi gần đây, phương án quy hoạch vùng đệm Cố Cung do TQ trình lên được thông qua thuận lợi. Các chuyên gia văn vật TQ lần lượt bày tỏ, việc thực thi phương án này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo nguyên vẹn kết cấu lịch sử và hài hoà diện mạo môi trường Cố Cung. Trong tiết mục "vườn văn hoá" hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và các bạn về phương án quy hoạch vùng đệm Cố Cung.

Cố Cung Bắc Kinh được khánh thành vào năm 1420, chiếm diện tích 72 héc-ta, là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại nguyên vẹn và quy mô nhất trên thế giới hiện nay, tất cả có 24 ông vua ăn ở và xử lý công việc quốc gia tại đây. Năm 1987, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá LHQ cho phép Cố Cung là di sản văn hoá thế giới.

Theo quy định của "quy trình thao tác công ước di sản thế giới" : Phải xây dựng vùng đệm vòng quanh di sản thế giới để cung cấp bảo vệ cần thiết. Vùng đệm chính là khu vực vòng quanh di sản nhằm cung cấp vành đai bảo vệ phụ thêm cho di sản. Trong phương án vùng đệm Cố Cung Bắc Kinh mới được thông qua tại đại hội di sản thế giới gần đây, diện tích phạm vi bảo vệ vòng quanh Cố Cung là 86 héc-ta, vùng đệm là 1377 héc-ta, cả thảy là 1463 héc-ta, đã dựng lên cái ô bảo vệ to lớn cho Cố Cung Bắc Kinh.

Ông La Triết Văn, trưởng nhóm chuyên gia thuộc Cục văn vật quốc gia TQ cho rằng, việc thông qua phương án vùng đệm rất quan trọng đối với bảo vệ Cố Cung. Ông nói:

"Ngoài bảo vệ bản thân di sản ra, môi trường xung quanh cũng hết sức quan trọng. Sự quy định và cho phép vùng đệm lần này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ Cố Cung, đặc biệt là bảo vệ môi trường xung quanh. Những quy định như hạn chế độ cao, không những có ý nghĩa đối với một số đường phố ngõ hẻm, mà còn đối với phong cảnh khác. Như vậy mới có thể làm môi trường trong vùng đệm và môi trường xung quanh Cố Cung hài hoà với nhau, những quy định này hết sức cần thiết."

Trong phương án quy hoạch đã được thông qua, hoàng thành bên ngoài Cố Cung là bộ phận cơ bản của vùng đệm Cố Cung. Đầu thế kỷ 15 Cố Cung được dựng lên, là trung tâm của thành cổ Bắc Kinh, thiết kế chỉnh thể chia thành 4 vòng thành, Cố Cung chính là Tử Cấm Thành, từ trong đến ngoài lần lượt là hoàng thành, nội thành, ngoại thành. Hoàng thành là vườn hoa của Tử Cấm Thành, vòng quanh Tử Cấm Thành, chiều dài nam bắc 2750 mét, chiều rộng đông tây 2500 mét, trước đây trong hoàng thành là các cơ quan phục vụ đời sống ngày thường của hoàng gia. Hiện nay các kiến trúc cổ và phố ngõ trong hoàng thành vẫn tồn tại, các công viên hoàng gia là Bắc Hải, Trung Nam Hải, Cảnh Sơn, Thái miếu dành riêng cho hoàng gia thờ cúng v.v đều là tinh hoa kiến trúc cổ của TQ.

1  2