Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-27 09:47:49    
Bằng tấm lòng hiền hậu của người mẹ xưởi ấm trái tim trẻ mồ côi

cri

Sau khi bị quân Nhật xâm lược, Trung Quốc lúc đó vật chất thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Nhưng những cha mẹ nuôi này bản thân chịu vất vả khó khăn, bớt ăn bớt mặc, thậm chí chăm sóc trẻ mồ côi Nhật hơn cả con cái mình, nuôi nấng chúng lên người. Khi nhắc đến công ơn cha mẹ nuôi, bà Shiobara Hachumi xúc động không cầm được nước mắt :

Bố mẹ nuôi tôi đều ăn bã rượu, hấp bánh làm bằng bã rượu chộn với đỗ ăn. Ăn những thứ này có lúc đái ra máu mà cha mẹ nuôi tôi cũng không nỡ ăn lương thực, dành toàn bộ lương thực cho tôi ăn. Đây đã làm cho tôi suốt đời không thể nào quên công ơn cha mẹ nuôi. Tôi có thể sống đến ngày hôm nay là nhờ những người Trung Quốc này đã gửi gắm tình thương yêu cho tôi. Tôi mãi mãi không thể nào quên công ơn này.

Trong những người Trung Quốc nuôi nấng trẻ mồ côi Nhật này có nhiều người từng bị quân Nhật đánh đập tàn nhẫn. Khi quân Nhật chiếm đóng thành phố Trường Xuân, cụ Lý Thục Hiền từng bị quân Nhật đá trúng bộ hạ, làm mất khả năng sinh đẻ. Nhưng khi nhìn thấy đứa trẻ mồ côi Nhật Aoyama Momoe lang thang đầu phố không nơi nương tựa, cụ đã dang rộng vòng tay lương thiện. cụ đặt tên Trung Quốc cho con gái nuôi là Từ Quế Lan, mong cuộc đời của đứa trẻ thơ này như hoa Quế, thơm ngát như hoa Lan. Mấy chục năm sau, cụ Hiền ốm nằm trên giường bệnh khi nhắc đến quãng thời gian trên đã nói một cách bình thản, tôi là người đàn bà, là một người mẹ.

Hành vi nhân dân tự phát nhận nuôi trẻ mồ côi Nhật đã được chính phủ Trung Quốc mới ra đời ủng hộ. Đng Vinh Duy Mục, giáo sư sở nghiên cứu lịch sử cận đại viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nói, mặc dù quân Nhật gây thương vong 35 triệu người trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, gây tổn thất kinh tế trực tiếp 100 tỉ đô la Mỹ, tổn thất gián tiếp 500 tỉ đô la Mỹ, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn rộng lòng bác ái đối với những vấn đề như trẻ mồ côi Nhật ở Trung Quốc.

Những đứa trẻ mồ côi sau chiến tranh này được sinh tồn và trưởng thành ở Trung Quốc cũng có quan hệ đến chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với họ. Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nhật đã gây thảm họa lớn lao cho Trung Quốc, nhưng chính phủ Trung Quốc căn cứ theo nguyên tắc chủ nghĩa nhân đạo, không kỳ thị đối với trẻ mồ côi Nhật bị bỏ lại, mà còn ủng hộ về vật chất đối với việc quần chúng lương thiện dân gian nuôi nấng trẻ mồ côi Nhật bị ruồng bỏ. Về mặt này, chính phủ Trung Quốc tỏ ra hết sức rộng lượng đối với nhân dân Nhật.

Trước sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc và sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ nuôi, những đứa trẻ mồ côi Nhật đã trưởng thành, tham gia công tác, thành lập gia đình mỹ mãn.

Năm 1972, quan hệ hai nước Trung Nhật bình thường hóa, dân gian đi lại tăng lên không ngừng. Những đứa trẻ mồ côi được họ hàng thân thích Nhật tìm thấy đã chia tay với cha mẹ nuôi, lần lượt trở về Nhật. Nhưng làm cho họ thất vọng là do chính phủ Nhật không cung cấp viện trợ đầy đủ, chỉ cấp một ít tiền sinh hoạt, làm cho nhiều người sinh sống miễn cưỡng ở Nhật. Sau khi trở về Nhật không quen thuộc, không nén nổi nỗi niềm thương nhớ cha mẹ nuôi Trung Quốc, nên thường xuyên đón cha mẹ nuôi đến Nhật đoàn tụ, hoặc về thăm cha mẹ ở Trung Quốc.

Bà Shiobara Hachumi mới về Nhật không bao lâu liền đón mẹ nuôi Vu Thế Phương đến đoàn tụ. Cụ Phương nhớ lại nói, mấy tháng sau cụ muốn về Trung Quốc, con gái nuôi khóc không muốn cho cụ về :

Tôi lên tàu hỏa rồi mà con tôi nó cứ đuổi theo tàu khóc nói, mẹ ơi sao mẹ lại nhẫn tâm bỏ con lại ở nơi đất khách quê người.

Một số trẻ mồ côi Nhật sau khi được người Trung Quốc nuôi nấng trưởng thành đã trở về Nhật, nhưng phần lớn là lựa chọn ở lại Trung Quốc với cha mẹ nuôi. Bà Ô Vân hiện cư trú ở khu tự trị Nội Mông là một trong số những người đó.

Bà Ô Vân nói, tôi là một trẻ mồ côi của chiến tranh, bố mẹ nuôi Trung Quốc thương yêu tôi như con đẻ. Sau khi bố mẹ già cần có người phụng dưỡng. Xem xét từ những mặt này nên tôi đã quyết định trở lại Trung Quốc.

Bà Ô Vân nói, khi còn là trẻ sơ sinh tôi đã không có bố mẹ, bị vứt bỏ nơi đất khách quê người. Là một trẻ mồ côi bị ruồng bỏ Nhật, bà đã kiện chính phủ Nhật phát động cuộc chiến tranh, gây nên thảm họa nghiêm trọng cho những trẻ mồ côi khi còn thơ ấu, khiến họ mất cha mẹ người thân.

Bà Ô Vân và những trẻ mồi côi Nhật bị ruồng bỏ lại Trung Quốc đồng thời cũng cho rằng mình may mắn, bởi vì Trung Quốc đã cho cha mẹ nuôi nấng họ lên người, cho họ một tổ ấm gia đình.


1  2