Nghe Online
Hơn 60 năm trước, cuộc chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa quân phiệt Nhật phát động đã gây thảm họa nghiêm trọng cho nhân dân Trung Quốc, làm thương vong hơn 35 triệu binh sĩ và dân thường Trung Quốc. Năm 1945, sau khi Nhật chiến bại đã bỏ lại ở Trung Quốc hơn 3 nghìn trẻ mồ côi Nhật. Nhân dân Trung Quốc lương thiện lấy đức độ của mình trả oán hận, giang rộng vòng tay tình yêu hiền từ nuôi nấng trẻ mồ côi Nhật bị lãng bỏ thành người. Sau đây mời các bạn nghe câu chuyện về cha mẹ nuôi người Trung Quốc với đàn con mồ côi Nhật bị vứt bỏ.
Bà Shiobara Hachumi hiện cư trú tại Tôkiô Nhật mong muốn mọi người gọi bà bằng tên Trung Quốc là Đỗ Đông Mai hơn. Bởi vì bà là một trẻ Nhật mồ côi được cha mẹ nuôi người Trung Quốc nuôi nấng trưởng thành ở Trung Quốc và được bố nuôi đặt tên là "Đỗ Đông Mai".
Tháng 6 năm 2005, bà SHIobara vẫn như mọi năm, lại về thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm miền đông bắc Trung Quốc, đã đến thăm mẹ nuôi Vu Thế Phương hơn 90 tuổi một thời gian.
Nếu không có cha mẹ nuôi thì tôi không có ngày nay, càng không có một gia đình tốt như vậy. Do đó tôi không thể quên cha mẹ nuôi tôi được.
Bà Đỗ Đông Mai là một trong nhiều trẻ mồ côi của Nhật để lại ở Trung Quốc trong đại chiến thế giới lần thứ 2. Hơn 60 năm trước, để đạt mục đích chiếm đóng Trung Quốc lâu dài, quân vũ trang Nhật xâm lược Trung Quốc đồng thời còn nhanh chóng cướp đoạt của cải của Trung Quốc, di dân rất nhiều người Nhật đến tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Cát Lâm, tỉnh Liêu Ninh miền đông bắc và Nội Mông Trung Quốc. Cha mẹ bà là một trong những số người di dân đó.
Năm 1945, sau khi cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc thất bại, quân Nhật bại trận và di dân Nhật chuẩn bị bỏ chạy về Nhật. Trên đường tháo chạy để giảm gánh nặng, quân Nhật hung dữ đã giết hại phụ nữ và nhi đồng cùng rút lui, thậm chí còn cưỡng bức người mẹ đích thân giết chết con cái mình.
Bà Nakamvra Kiyoko có tên Trung Quốc là Trần Thục Thanh, trẻ mồ côi Nhật năm xưa nay cư trú ở Na-gô-ya Nhật vẫn còn nhớ mình trải qua cảnh trốn thoát lưỡi kiếm của quân Nhật đáng sợ năm xưa :
Buổi chiều hôm đó, không biết quân Nhật ở đâu mò đến, đi ủng da, đeo kiếm dài. Chúng đến nói giết cả nhà này, giết sạch cả nhà người lớn trẻ con. Tôi và em gái lớn chút, tôi 8 tuổi, em gái tôi 7 tuổi, mẹ tôi bảo, hai con chạy mau, gọi chúng tôi chạy ra ngoài. Mẹ tôi và em trai em gái út đều bị giết chết.
Theo thống kê tài liệu hữu quan, lúc đó có khoảng hơn 5000 nghìn trẻ mồ côi Nhật bị bỏ lại ở 3 tỉnh đông bắc và khu tự trị Nội Mông Trung Quốc do cha mẹ chúng bị chết hay tháo chạy thất lạc, trong đó đứa lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất mới lọt lòng mấy hôm.
Những trẻ mồ côi Nhật bị người thân và đồng bào của mình ruồng bỏ để lại trên đất nước Trung Quốc đã được bà con Trung Quốc xung quanh đưa về nuôi nấng. Thực ra, nhân dân Trung quốc lúc bấy giờ vô cùng căm thù người Nhật, trong thời gian mười mấy năm xâm lược Trung Quốc, quân Nhật đã thực hiện chính sách tàn khốc "Đốt, giết, cướp đoạt", làm cho hơn 35 triệu quân dân Trung quốc thương vong, biết bao gia đình mất người thân. Nhưng nhân dân Trung quốc lương thiện đều biết, gây nên tội ác tầy trời là chính phủ chủ nghĩa quân phiệt Nhật, trẻ thơ không có tội tình gì. Họ nén lòng căm phẫn, nuôi nấng những trẻ mồ côi Nhật bị ruồng bỏ như con cái của mình.
1 2
|