Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-19 13:11:48    
Kinh nghiệm thành công của một người mẹ kiệt xuất ở TQ

cri
Một đôi vợ chồng ở tỉnh Quảng Đông TQ chưa bao giờ đi nước ngoài, chỉ trong hai năm, đã thành công dạy cho con gái mới có 9 tuổi nói được tiếng Anh rất sõi và lưu loát, đạt trình độ Anh văn của những sinh viên tốt nghiệp đại học ưu tú. Vậy hai vợ chồng đã làm thế nào để mò mẫm được phương pháp dạy học tiếng Anh tại nha ̀có hiệu quả và thích hợp với các cháu nhi đồng ? Cốt lõi và bước đi của phương pháp tự dạy con học tiếng Anh thần kỳ này là ở chỗ nào ? Trong thời đại ngày một chú trọng học tiếng Anh, thì phương pháp này đối với nhiều phụ huynh tự hướng dẫn con học tiếng Anh mà nói là một sự hỗ trợ và gợi ý rất lớn.

Con gái tôi không có năng khiếu về học ngôn ngữ.

Về khả năng học ngôn ngữ của cháu cũng không có gì đặc biệt hơn các trẻ nhỏ khác. Tại sao nói như vậy ? Chỉ thông qua việc cháu học tiếng Quảng Đông là biết.

Gia đình tôi từ Tứ Xuyên chuyển đến Quảng Châu, lúc đó cháu chưa đầy một tuổi, tuy là không phải sinh ra ở đây, nhưng lớn lên ở đây. Ngay từ khi cháu học mẫu giáo, vợ chồng tôi đã nói với cháu: "con vào học mẫu giáo, nên học nói tiếng Quảng Châu với các bạn, để về còn dạy bố mẹ, và cháu nhận lời hoàn thành trọng trách này.

Ban đầu khi ở mẫu giáo về cháu nói những câu tiếng Quảng Châu vừa học được cho bố mẹ nghe, hai vợ chồng tôi cũng chăm chú học theo cháu vài câu và còn bảo cháu nhận xét xem bố mẹ ai học được giống hơn. Nhưng theo dòng thời gian, cháu dần dần không học tiếng Quảng Châu nữa, vì không có hứng thú. Đến khi lên tiểu học, vẫn không học tiếng Quảng Châu, ngược lại cháu mang về mấy tờ giấy khen của nhà trường thưởng cho "những em tích cực học tiếng phổ thông", thế là việc học tiếng Quảng Châu lại càng không có hy vọng.

Lúc đó tôi buồn rầu nói với người bạn: "khả năng học ngôn ngữ của cháu kém như vậy, không biết sau này học tiếng Anh thì làm thế nào ?" Ai ngờ kết quả đã chứng minh câu ngạn ngữ: "Hết lòng chăm hoa, hoa không nở, tiện tay ươm liễu, liễu xanh rờn", không ngờ việc học tiếng Anh của cháu đem đến cho vợ chồng tôi một niềm vui bất ngờ.

Cha mẹ phải trở thành người có quyền phát ngôn trong việc nuôi dạy con cái.

Có nhiều người nói, khi bắt đầu học tiếng Anh thì rất có hứng thú, nhưng rồi phải khóc mà rút lui. Nhưng tôi đầy lòng tin để cháu vui vẻ học và khi đã học thì không muốn rời ra. Tại sao nói như vậy ? Tôi không thể không nhắc đến việc tôi hướng dẫn cô em gái học tiếng Anh trước đây.

Em gái tôi nhỏ hơn tôi 11 tuổi, được cả nhà nuông chiều. Khi em tôi còn chưa đến 7 tuổi, cũng tức là năm tôi chuẩn bị thi đại học, tôi bảo em học tiếng Anh theo chương trình trên đài truyền hình Trung ương.

Lần đầu tiên phù đạo em học tiếng Anh, tôi không hề có kinh nghiệm gì, hơn nữa điều kiện học tập lúc đó làm gì được như ngày nay, ngay cả máy ghi âm cũng không có, lại hkông được nghe băng gốc và cũng không được nghe sách giáo khoa nguyên bản của nước ngoài, mà những sách báo để học tiếng Anh lại rất khan hiếm, vì vậy, lúc đó em gái tôi phải mất 4-5 năm mới đạt được trình độ của cháu nhà tôi bây giờ.

Có được kinh nghiệm phụ đạo em gái, bây giờ hướng dẫn cháu học Anh văn, nên tôi đã rất thành thạo, và trong quá trình hướng dẫn cô em gái tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, nên đến khi dạy cháu tôi đã tránh được nhiều bước đường vòng, bổ sung những điểm còn khiếm khuyết.

Tuy vậy trong quá trình dạy cháu tôi vẫn phải mua rất nhiều sách về phương pháp dạy Anh văn, tất cả phải có đến hàng 3 chục loại, rồi so sánh tỷ mỷ những ưu khuyết điểm của từng loại, chọn lọc những ưu điểm và sửa lại những chỗ̉ chưa đầy đủ, trong khi đó cũng gặp phải một số khó khăn, được cái là tôi rất tự tin nên mới có thể trong hai năm ngắn ngủi đạt được hiệu quả như vậy.

1  2