Về nhu cầu ăn hoa quả cũng là điều dễ giải quyết , bởi vì phần lớn các khu vực mà đoàn tàu Trịnh Hòa đi tới đều thuộc những vùng nhiệt đới , dĩ nhiên không thiếu gì hoa quả . Cũng như không thể thiếu không khí , nguồn nước là hết sức quan trọng đối với cơ thể con người , nhưng vì thời gian hàng hải lâu quá cũng không thể mang đủ nước dùng trong suốt hành trình , trong cuốn "Tây Dương Phan Quốc Chí " của Củng Chân có ghi chép rằng , khi đoàn tàu cập bến gần sông ngòi hồ nước , thì họ sẽ bổ sung thêm nguồn nước .
Ngoài ra , trong bảy lần xuống Tây Dương , đoàn tàu của Trịnh Hòa đều xây dựng nhà xưởng tại Ma-lắc-ca Ma-lai-xi-a . Tàu bè đi các nước đều tiếp tế đồ ăn uống và đồ dùng sinh hoạt ở đó , đợi gió Đông Nam về vào trung tuần tháng 5 thì nhổ neo về nước .
Như mọi người đều biết , người TQ không những đã phát minh Nam châm, mà còn trước tiên ứng dụng Nam châm vào lĩnh vực hàng hải . Ví dụ như Đoàn tàu của Trịnh Hòa ban ngày thì dùng Nam châm hướng dẫn tàu , ban đêm thì đảm bảo hướng đi chính xác cho tàu bằng cách quan sát vị trí của các vì sao và định hướng bằng la bàn nước .
Bên cạnh đó , trong quá trình đóng tàu cũng đã chú trọng giải quyết một cách khoa học và hợp lý hàng loạt vấn đề quan trọng như tính ổn định , tính thoải mái , đề phòng tàu bị đắm v.v , vì vậy ,đoàn tàu của ông Trịnh Hòa luôn luôn có thể buồm trắng phất phới tung bay , ngày đêm lao nhanh trong sóng to gió lớn .
Nói tóm lại , thành tích rực rỡ trong các chuyến xuống Tây dương của Trịnh Hòa đã phản ánh thành tựu khoa học kỹ thuật độc đáo trong nền văn minh thế giới của dân tộc Trung Hoa . Sự tiêu biểu nhất về kỹ thuật hàng hải trong các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa chủ yếu là kỹ thuật hàng hải thiên văn .Đoàn tàu của Trịnh Hòa đã kết hợp sự ứng dụng định vị thiên văn hàng hải với la bàn hướng dẫn tàu , nâng cao độ chính xác về vị trí tàu và đường biển .Kỹ thuật này đã tiêu biểu cho trình độ tiên tiến hướng dẫn tàu bằng thiên văn trên thế giới lúc bấy giờ .
Hai là kỹ thuật hàng hải địa văn . Kỹ thuật hàng hải địa văn trong các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa là lấy kiến thức khoa học hải dương và bản đồ hàng hải là chính , vận dụng các đồng hồ hàng hải như : la bàn , đồng hồ đo hành trình , đồng hồ đo nước sâu v.v , đảm bảo đường hàng hải chính xác cho tàu bè theo sự ghi chép của bản đồ biển và sổ tay ghi lại đường đi .
1 2 3
|