Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-08 16:23:44    
tình hình bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc

Xin Hua

Nghe Online

Ngày 5 tháng này, Diễn đàn Tô Châu bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc do Bộ Văn hoá và chính quyền tỉnh Giang Tô cùng tổ chức đã khai mạc tại thành phố văn hoá lịch sử nổi tiếng Tô Châu. Tôn chỉ của Diễn đàn lần này là xúc tiến việc nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của Trung Quốc, thúc đẩy toàn diện công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc.

Chủ đề của Diễn đàn lần này là "Lý luận, thực tiễn, phương pháp bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể", Diễn đàn tuân theo nguyên tắc "Nhà nước chủ đạo, xã hội tham gia", thảo luận về vấn đề lý luận và thực tiễn bức xúc cần giải quyết trong công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của Trung Quốc, thúc đẩy việc triển khai sâu sắc công tác bảo vệ, từ đó cung cấp ví dụ thành công và thành quả nghiên cứu lý luận về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.

Chuyên gia nêu ra, di sản truyền miệng và phi vật thể là chỉ các loại hình truyền thống dân tộc và kiến thức dân gian, các loại hình nghệ thuật âm nhạc, múa, lễ nghi, thủ công nghệ, trò chơi, nghệ thuật kiến trúc cùng các nghệ thuật khác bằng các ngôn ngữ, văn học truyền miệng, phong tục tập quán và dân gian dân tộc, các nghệ thuật văn hoá dân gian và văn hoá dòng chính thời đại xã hội đã tạo thành nền văn hoá dân tộc của các dân tộc, đồng thời thông thường trở thành cơ sở văn hoá mạnh. Ví dụ: Đàn cổ, Côn khúc v.v. Được biết, hiện nay wu shu Thiếu Lâm cũng đang tích cực xin là di sản văn hoá phi vật thể thế giới.

Lâu nay, văn hoá truyền miệng và phi vật thể Trung Quốc tồn tại bên lề dòng văn hoá chính của xã hội, nó đã ghi chép lại tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc và trở thành tinh hoa văn hoá dân tộc Trung Hoa thông qua hình thức thần thoại, truyền thuyết, truyện và sử thi. Chuyên gia nói, ngày nay, quan tâm và bảo vệ tính đặc biệt của văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể không những là trách nhiệm phải gánh vác của mỗi dân tộc đối với thế giới và thời đại, cũng là con đường tất yếu phồn thịnh và phát triển nền văn hoá đa nguyên thế giới.

Theo đà sức mạnh tổng hợp nhà nước được tăng cường, sự coi trọng của Trung Quốc đối với công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể cũng đang từng bước tăng cường. Năm 2003, Bộ Văn hóa, Bộ Dân chính cùng Uỷ ban dân tộc nhà nước, Hội liên hiệp giới văn hoá và nghệ thuật Trung Quốc khởi động công trình bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc Trung Quốc. Năm 2004, Trung Quốc chính thức gia nhập Công ước quốc tế bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể thuộc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc.

Đặc biệt là tháng 3 năm nay, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra "Ý kiến về tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc", đồng thời đã triệu tập "Hội nghị công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc" tại Bắc Kinh, đến tháng 6, Ban Tuyên truyền Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các Bộ, Uỷ ban khác cũng ra "Ý kiến về vận dụng ngày lễ hội truyền thống nêu cao truyền thống ưu tú văn hoá dân tộc". Tất cả những thứ đó đều đã thể hiện đầy đủ sự coi trọng cao độ của chính phủ Trung Quốc đối với di sản văn hoá dân tộc. Lúc này tổ chực Diễn đàn Tô Châu bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc, là nhằm tạo mặt bằng giao lưu giữa nhà nước và giới học thuật, trở thành trận địa chính nghiên cứu bảo vệ và xây dựng môn học di sản văn hoá phi vật thể Trung Quốc .

1  2