Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-30 14:07:56    
Thành cổ Phượng Hoàng

cri

Dòng sông Đà trong xanh, nếp nhà sàn lặng lẽ in bóng trên mặt nước, đường ngõ cổ trải đá, lũy tre xanh và các cô gái Mèo đẹp duyên dáng đã tạo nên một nét đẹp đặc sắc của thành cổ Phượng Hoàng. Dạo bước trên đường phố, hai bên là những dãy nhà cổ đã có hàng trăm năm lịch sử. Mọi cảnh vật như khiến ta phảng phất có một cảm giác như đứng giữa dòng thác lịch sử. Trong thành, cửa hiệu, hàng quán nhiều chi chít, đâu đâu cũng có cửa hiệu nhuộm, sạp hàng, hiệu trưng cất rượu, kẻ bán người mua với đủ loại màu quần sắc áo, lại tạo thành một bức tranh sinh hoạt xã hột rất sâu xa của Tương Tây.

Đi trên bờ Sông Đà, mỗi nếp nhà sàn cổ kính có khác nào những con hạc tiên đang nghển cồ vươn cao đầu đứng bên bờ nước.Dòng nước trong xanh đang êm đềm chảy về xuôi, bên sông kẻ đang giặt giũ, người rửa rau, tiếng chuyện phiếm và tiếng cười ròn tan, tất cả đã cùng với sông Đà và những nếp nhà sàn ở đây hòa nhập thành một khối, trở thành một cảnh đẹp khó quên trong con mắt của người du khách . Tôi ngồi thuyền đi trên sông Đà, phóng tầm mắt rõi nhìn cảnh đẹp ở hai bên bờ sông, nghe ông già chèo thuyền kể về chuyện làm ăn: 

"Tôi chèo thuyền đã được ba năm, người dân ở hai bên bờ sông cơ bản đều làm việc này, họ đã giàu có khá giả hơn trước, bước vào mùa du lịch là chúng tôi càng thêm bận rộn".

Ông già chèo thuyền là người sinh ra và lớn lên trong thành Phượng Hoàng, nguyên ông trước đây làm ruộng. Hiện nay, ngoài việc đồng áng ra, ông còn chèo truyền cho công ty du lịch, hướng dẫn khách du ngoạn thành Phượng hoàng. Nghe ông già kể về truyện truyền thuyết và các điển cố của địa phương, thì một phong tục tập quán dân tộc đầm đà của người địa phương cứ theo lời ông kể mà lần lượt hiện ra trước mắt tôi.

Thưởng thức xong phong cảnh, chúng ta hãy đến các cửa hàng tìm mua vật kỷ niệm. Trong thành Phượng Hoàng có khá nhiều hiệu thủ công chế biến mứt gừng, trong đó có tiếng tăm nhất là hiệu "Mứt gừng Trương Thị" đã có hàng trăm năm lịch sử. Bà chủ hiệu Trương Lan Thanh giới thiệu rằng, mứt cửa hiệu bà đều làm bằng thủ công. Bà nói: 

"Cách làm mứt của cửa hiệu chúng tôi là do bà ngoại tôi chuyền lại. Bà bắt đầu làm mứt từ năm 1896. trước bà làm nghề buôn bán thực phẩm, về sau bà phát hiện, đem gừng nấu với đường đỏ thì có tác dụng ôn vị, hoạt huyết, trị ho, long đờm. Hơn nữa mùi vi lại thơm ngon. Do đó, chúng tôi mới chế biến mứt gừng cho mãi đến ngày nay".

Ngoài mứt ra, trên phố còn có nhiều thứ đáng mua, đặc biệt là hàng mỹ nghệ dân gian của dân tộc Mèo thật vô cùng đẹp mắt. Đến các cửa hiệu đồ trang sức bằng bạc, cửa hàng đan lát, nghệ thuật cắt giấy, nhuộm sáp v v. Biết đâu bạn lại mua được một hai thư đồ vật quý hiếm cũng nên.


1  2