Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-30 14:07:56    
Thành cổ Phượng Hoàng

cri

Nghe Online

Ở phía tây tỉnh Hồ Nam miền trung TQ , có một ngôi thành nhỏ tuy không rộng lắm, nhưng lại có lịch sử lâu đời được gọi là thành Phượng Hoàng. Thành phố nằm giữa núi non bao bọc, phong cảnh thơ mộng, phong tục tập quán dân tộc mộc mạc, chất phác, đã được nhà văn Niu di lơn- Rê vi An Lai sinh sống tại TQ gần 60 năm gọi là ngôi thành nhỏ xinh đẹp nhất tại TQ.

Thành Phượng Hoàng là quê hương của nhà văn nổi tiếng TQ Thẩm Tùng Văn, cũng chính vì dưới ngòi bút của ông, mà ngôi thành nhỏ bé này được thế nhân biết đến. Trong tác phẩm của ông vẫn thường xuyên xuất hiện phong cảnh của một ngôi thành cổ, đã để lại cho người ta một ấn tượng sâu sắc, đó chính là thành Phượng Hoàng. Nhưng chỉ khi nào đặt chân đến ngôi thành này, chúng ta mới thực sự thấy được vẻ đẹp thơ mộng và huyền bí của nó như nhà văn đã miêu tả trong tiểu thuyết, đặc biệt là tại khu phố cũ, nó hình như đã dừng lại trong năm tháng. 

Từ cổng cao phía bắc thành, xuyên qua tường thành cổ đã có hơn 600 năm lịch sử đi vào trong thành, là chúng ta sẽ thấy ngay các cô gái Mèo đầu đội khuyên bạc và các đồ trang sức bằng bạc đang hát điệu sơn ca. Thành Phượng Hoàng có hơn 300 nghìn dân, trong đó phần lớn là dân tộc Mèo và dân tộc Thổ Gia, tại đây chúng ta sẽ có dịp nhìn thấy bóng dáng của người Mèo và người Thổ Gia trong bộ trang phục của dân tộc mình, cũng như những nếp nhà sàn, một phong cách kiến trúc rất tiêu biểu của hai dân tộc này.

Thành Phượng Hoàng rất nhỏ hẹp, đi dạo khắp thành phố chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ, trong đó điều hấp dẫn du khách nhất là khu thành cũ ở phía tây thành phố. Nơi đây tuy trải qua nhiều năm tháng mưa dập gió vùi, nhưng vẫn còn giữ nguyên được bố cục truyền thống và bộ mặt lịch sử được hình thành từ thế kỳ 13 đến nay. Khu thành cũ nằm bên bờ sông Đà, dòng sông trong xanh này chảy xuyên qua thành phố. Trong khu thành này đường ngõ chi chít, có tường thành cổ, lầu chuông, bến cổ và chùa chiền, đường ngõ được trài bằng đá bản màu nâu, hai bên là những dãy nhà thấp bé đã có hàng trăm năm lịch sử, được lợp bằng ngói màu đen, vách nhà bằng ván màu nâu, nhà nọ nối tiếp nhà kia, rất mộc mạc và ngăn nắp.

Các kiến trúc trong thành được sắp đặt rất quy củ, những nhà cửa ở hai bên lề đường phần lớn là cửa hàng buôn bán, ven bờ sông phần lớn là nhà sàn, sát nơi chân núi là chùa chiền, miếu mạo. Nhà sàn có thể nói là một lối kiến trúc đặc sắc của địa phương, phần lớn đều bằng gỗ, một nửa gối trên nền đá, còn một nửa gối cột treo lơ lửng trên mặt nước. Phần lớn mái nhà đều cong vút, ngói lợp trông như vảy cá, vô cùng đẹp mắt. Cũng bởi có những nét đẹp duyên dáng này, nên đã thu hút được khá nhiều người say mê hội họa đến đây vẽ tranh. Một nữ sinh trung học tên là Sái Tiểu Nguyệt đang vẽ tranh ở bên bờ sông Đà nói với chúng tôi rằng, em và các bạn học đều ở thành phố Trạm Giang miền nam TQ đến đây vẽ tranh: 

"Em là học sinh trường trung học số ba thành phố Trạm Giang. Năm nào chúng em cũng đáp xe mất 12 – 13 tiếng đồng hồ đến đây vẽ thực cảnh. Nhà cửa ở đây rất có đặc sắc , em rất thích nơi này".

1  2