Hai năm gần đây , thí sinh dự thi 'Trình độ Hán Ngữ ' ở hải ngoại mỗi năm tăng 40 o/o , đồng thời đặt 151 điểm thi tại 34 nước trên thế giới , riêng năm 2004 , thí sinh đã lên tới 90 nghìn người , nhưng mười mấy năm về trước , chỉ có hơn 2000 người dự thi trình độ Hán Ngữ . Một cuộc điều tra cho thấy , mục đích nghề nghiệp ngày càng trở thành nguồn động lực trong việc học tập Hán Ngữ của các học sinh nước ngoài .
Hai năm nay , chính phủ TQ đã đầu tư vốn cho việc phổ biến công tác dạy Hán Ngữ đối ngoại , trung bình mỗi năm đầu tư khoảng 200 triệu đô-la Mỹ . Thí dụ như cử giáo viên Hán Ngữ ra nước ngoài qua các phương thức do Nhà nước cử hoặc tuyển người tình nguyện ; xây dựng học viện Khổng Tử với nội dung chủ yếu là : dạy Hán Ngữ không theo học lực , đào tạo giáo viên Hán Ngữ cho địa phương , viện trợ thư viện Trung Văn của nước ngoài bằng vốn của ' Cầu Hán Ngữ ' .
Hạ tuần tháng 7 , chính phủ TQ sẽ lần đầu tiên triệu tập cuộc hội thảo quốc tế cấp cao lấy Hán Ngữ làm chủ đề , đó tức là 'Hội nghị Hán Ngữ thế giới ' . Dự định mời 300 người đến dự hội nghị , hiện nay , những người được tin yêu cầu tới dự hội nghị này đã vượt quá rất nhiều so với con số dự định , nhiều người bày tỏ , 'cho dù tự bỏ tiền túi cũng mong có dịp đến dự cuộc hội thảo làn này ' .
Không còn nghi ngờ gì nữa , đây lại là một dịp tốt để thể hiện sức hấp dẫn và sức mạnh của Hán Ngữ trước thế giới . "Là nước sử dụng tiếng mẹ đẻ Hán Ngữ , TQ có trách nhiệm và nghĩa vụ áp dụng biện pháp tích cực hơn" , ông Chương Tân Thắng tin rằng :Hán Ngữ nhất định có thể trở thành phương tiện bổ ích để triển khai sự giao lưu văn hóa giữa TQ với thế giới , đóng góp cho giữ gìn tính đa dạng của nền văn hóa thế giới . 1 2
|