Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-15 16:05:40    
Nghe người từng chứng kiến "Vụ thảm sát Nam Kinh" kể lại quãng lịch sử đau thương đó

cri

Tôi đến phòng tối phía sau xem, trời ơi. Trong đó có ảnh người Trung Quốc bị chém đầu. Lúc đó tôi bàng hoàng chạy đến cửa hiệu nói với ông tôi là chủ hiệu ảnh biết là trong phòng rửa ảnh có ảnh người Trung Quốc bị chặt đầu, ông tôi cùng đi xem. Ông xem và nói với tôi, "La Cẩn, cháu không được nói ra", ông trông thấy hết người Nhật giết người, hiếp dâm, đốt nhà. Ông quyết định giữ lại những bức ảnh này.

Cụ La Cẩn thừa lúc hiệu ảnh không có người, lẳng lặng rửa thêm mấy bức ảnh này. Từ đó về sau, ông rất để tâm quân Nhật đến rửa ảnh, lựa chọn và rửa thêm hơn 30 bức ảnh như vậy, cất giữ trong cuốn Anbum của mình. Mới đầu ông dấu tập ảnh này trên xà nhà. Năm 1940, ông thoát ly tham gia huấn luyện trong đội tập huấn thông tin ở Tỳ Lư Tự Nam Kinh, ông dấu tập ảnh này trong bức tường nhà xí, nhưng mấy hôm sau thì bị mất.

Thành ra tập ảnh này bị một học viên trong đội tập huấn tên là Ngô Toàn lấy mất. Sau đó, anh Toàn dấu trong đế tượng phật và chuyển đi nhiều nơi, mãi đến sau khi Trung Quốc kháng chiến chống Nhật thắng lợi mới đưa ra ánh sáng, nộp cho tòa án quân sự Nam Kinh làm bằng chứng "Kinh tự số một" phán quyết bọn tội phạm chiến tranh Nhật.

Bằng chứng rành rành, lịch sử sao thể lãng quên, sao thể sửa đổi. Nếu mọi người lãng quên lịch sử, thì lịch sử có thể tái diễn. chính vì vậy, mỗi khi ở Nhật lên tiếng phủ nhận quãng lịch sử xâm lược này, thì nhân dân Trung quốc là những người bị bức hại và dân chúng Nhật hiểu biết quãng lịch sử này thường đứng lên thiết tha kêu gọi, nhắc nhở chính phủ và dân chúng Nhật đối xử đúng đắn vấn đề lịch sử. Anh Yoshi Kazu Kato lưu học sinh Nhật đang học tập tại Học viện quan hệ quốc tế Trường đại học Bắc Kinh nói :

Là một thanh niên, tôi cho rằng Nhật thực sự từng xâm lược Trung Quốc. Đây là sự thật lịch sử, tôi cảm thấy hai nước trên cơ sở nhìn thẳng vào lịch sử để giao lưu và hợp tác tốt. Chúng ta nên lấy thực tế lịch sử trước đây làm cơ sở để đi đến tương lai, đây là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển quan hệ giữa hai nước.

Đúng như anh Yoshi Kazu Kato nói, không những nhân dân Trung Quốc cần kỷ niệm kháng chiến chống phát xít Nhật thắng lợi tròn 60 năm, mà ngày này còn đáng để nhân dân Nhật và nhân dân toàn thế giới kỷ niệm. Bởi vì cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật thắng lợi không những kết thúc thảm họa của nhân dân Trung Quốc, nhân dân các nước châu Á và nhân dân các nước khác, mà cũng kết thúc thảm họa của cuộc chiến tranh đó gây cho nhân dân Nhật. Mục đích kỷ niệm quãng lịch sử đó là để nhân dân hai nước nhận rõ lịch sử, thực sự "Lấy lịch sử làm bài học, hướng tới tương lai", càng quí trọng hơn mối tình hữu nghị và quan hệ hợp tác hữu hảo giữa hai nước Trung-Nhật vun đắp lâu nay.


1  2