Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-15 16:05:40    
Nghe người từng chứng kiến "Vụ thảm sát Nam Kinh" kể lại quãng lịch sử đau thương đó

cri

Nghe Online

CRI : Ngày 13 tháng 12 năm 1937, khoảng 200 nghìn quân Nhật xâm lược Trung Quốc chiếm đóng thành phố Nam Kinh thủ đô Trung Quốc lúc bấy giờ, liền tiến hành thảm sát dân thường trong thành phố và quân nhân đã hạ vũ khí. Trong thời gian 6 tuần, hơn 300 nghìn người Trung Quốc trong tay không tấc sắt đã bị giết hại bằng súng ống và lưỡi lê của quân xâm lược Nhật, trong đó bao gồm hơn 90 nghìn tù binh. Đây là "Cuộc thảm sát Nam Kinh" chấn động cả thế giới, cũng là cuộc thảm sát nổi tiếng trong đại chiến thế giới thứ 2.

Cụ bà Hạ Thục Cầm năm nay 77 tuổi là một trong những người sống sót trong cuộc thảm sát đó. Hồi tưởng lại sáng sớm tinh mơ mùa đông cách đây 69 năm, cụ Cầm rưng rưng nước mắt nói :

Lúc ấy, quân Nhật đập cửa rất mạnh. Bố tôi ra mở cửa, sau khi mở cửa, bố tôi rất hoảng sợ. Quân Nhật vừa vào trong nhà liền lấy báng súng đánh chết bố tôi ngay dưới nền đất. Lúc đó mẹ tôi đang ẵm một đứa con cùng với ba mẹ con thơ hàng xóm chui dưới gầm bàn, chúng lôi mẹ tôi đang bế em gái tôi đang bú sữa ra, rồi dùng lưỡi lê đâm chết em gái tôi trước, sau đó xé hết quần áo mẹ tôi. Bốn chị em gái chúng tôi chui trong gầm giường, chúng lôi chị cả tôi đè trên bàn, đè chị hai tôi trên giường, rồi dùng lưỡi lê đâm tôi ba nhát.

Thế là sáng ngày 13 tháng 12 năm 1937, một toán quân Nhật sục vào nhà bà Cẩm số nhà 5 Tân Lộ Khẩu thành phố Nam Kinh, vô cớ giết chết 7 người trong số 9 người nhà bà Hạ Thục Cẩm, trong đó quân Nhật còn luân phiên hãm hiếp trước khi giết hại mẹ và hai người chị của bà Cẩm. Bà Cẩm lúc đó mới 8 tuổi và em gái 4 tuổi may mắn sống sót. Sau khi quân Nhật bỏ đi, hai cháu gái ăn cơm rang và cơm cháy của nhà không đáng kể sinh sống gian khó suốt 14 ngày bên những thi hài của người thân, mới được hàng xóm phát hiện.

Hơn 60 năm qua, mỗi khi cụ bà Hạ Thục Cẩm nhớ đến cảnh gia đình bị giết hại là không cầm được nước mắt, cuối cùng mắc bệnh mắt nặng. Nhưng khiến bà căm phẫn nhất là, một số phần tử cánh hữu Nhật thậm chí vu tội bà cố ý bịa đặt lịch sử. Bà Cẩm nói, miễn là bà còn trên thế gian một ngày thì bà là bằng chứng sống của vụ thảm sát đẫm máu, đấu tranh đến cùng với thế lực cánh hữu Nhật phủ định vụ thảm sát Nam Kinh, nói rõ sự thật lịch sử cho toàn thể nhân dân thế giới.

Người làm chứng "Vụ thảm sát Nam Kinh" không chỉ riêng mình bà Hạ Thục Cẩm.

Ngoài ra còn có rất nhiều ảnh và tài liệu ghi lại quá trình lịch sử đẫm máu xẩy ra trong thành phố Nam Kinh. Cụ La Cẩn người sống sót trong cuộc thảm sát Nam Kinh trước khi từ trần vào năm ngoái đã tiếp phóng viên đài chúng tôi, kể cho phóng viên nghe cảnh khủng khiếp lúc bấy giờ. Cụ nói, khi quân Nhật chiếm đóng Nam Kinh, cụ đang học nghề ở hiệu chụp ảnh Hoa Đông thành phố Nam Kinh. Một hôm, một viên sĩ quan thiếu úy Nhật đến hiệu chụp ảnh rửa hai cuốn phim. Khi rửa những tấm ảnh này, những cảnh tượng trong ảnh làm cụ kinh hãi :

1  2