Bà Tống Khánh Linh phu nhân Tôn Trung Sơn, có nhiều bạn VN đã biết đến. Bà là môṭ trong những người phụ nữ vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Việc bảo vệ thiếu niên nhi đồng, quan tâm đến việc trưởng thành lành mạnh của các cháu là một phần quan trọng trong những thành tích của sự nghiệp cách mạng vẻ vang của bà. Chính bà đã nói, "cả cuộc đời của tôi gắn liền với công tác thiếu niên nhi đồng." Bà như ánh nắng mùa xuân sưởi ấm hàng trăm triệu thiếu niên nhi đồng, là người bà hiền từ của các em thiếu niên nhi đồng TQ. Trong tiết mục "thế giới phụ nữ" hôm nay, trước hết LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: bà Tống Khánh Linh và các em thiếu niên nhi đồng.
Bà Tống Khánh Linh là một nhà chính trị và nhà cách mạng vĩ đại, bà quan tâm, yêu mến thiếu niên nhi đồng là vì tương lai của tổ quốc và vì ngày mai của nhân loại. Bà coi các cháu là "của quý của thế giới", "bông hoa của nhân loại", "tương lai của cách mạng", "hy vọng của tổ quốc"
Tháng 6 năm 1938, tại Hồng Kông, bà đã phát động tổ chức Đồng Minh bảo vệ TQ, bà tuyên truyền và kêu gọi các nhân sĩ nước ngoài đồng tình với cuộc chiến tranh chống Nhật của TQ và Hoa kiều ở hải ngoại quyên góp tiền của dùng vào việc mua thuốc men cho quân đội và phúc lợi cho nhi đồng. Trước hàng nghìn hàng vạn các em nhi đồng sống trong chiến tranh, loạn lạc, bà tích cực xúc tiến hợp các tầng lớp, các Đảng phái phụ nữ trong toàn quốc tác đoàn kết thành lập hội nuôi dạy trẻ trong chiến tranh, đón nhận những trẻ em không nơi nương tựa. Bà ra sức giúp đỡ những khu vực gian khổ nhất trong chiến tranh chống Nhật – tức căn cứ chống Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản TQ. Mở nhà trẻ,nhà nuôi dạy trẻ và trại mồ côi. Nhà trẻ Lốt-an-giơ-lét nổi tiếng ở Diên An được thành lập bằng khoản tiền do hội Đồng Minh bảo vệ TQ kêu gọi Hoa Kiều yêu nước và các nhân sĩ nhiệt tình ở Lốt-an-giơ-lét quyên góp .
Năm 1945, sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của bà Tống Khánh Linh, hội Đồng Minh bảo vệ TQ đổi tên là quỹ phúc lợi TQ. Bà vẫn tiếp tục triển khai công tác phục vụ quần chúng lao động và thiếu niên nhi đồng. Trong điều kiện hết sức khó khăn, bà lần lượt mở 3 nhà phúc lợi nhi đồng và phòng bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở khu dân cư nghèo của Thượng Hải, phát quần áo, thực phẩm, và chữa trị miễn phí cho những trẻ em không nơi nương thân. Bà hết sức nhấn mạnh không những phải quan tâm cuộc sống của thiếu niên nhi đồng, mà còn phải dạy cho các em tri thức, văn hóa, nhận thức được sức mạnh của đoàn kết, thấy được ánh sáng của tương lai. Trên nguyên tắc này, nhà phúc lợi đã mở lớp xóa nạn mù chữ cho các em không có tiền đi học, dạy các em nhận mặt chữ, và hát những bài hát tiến bộ, truyền bá tư tưởng cách mạng cho các em. Bắt đầu từ năm 1951, bà liên tục giữ chức chủ tịch ủy ban bảo vệ nhi đồng nhân dân TQ. Tuy bà bận rộn việc nước, nhưng vẫn quan tâm sự nghiệp phúc lợi giáo dục văn hóa của nhi đồng, và tha thiết quan tâm thiếu niên nhi đồng Đài Loan, một lòng vì sự nghiệp giải phóng của tổ quốc.
Được sự ủng hộ của Đảng và nhà nước cũng như sự quan tâm nhiệt tình của thủ tướng Chu Ân Lai, bà đổi tên quỹ phúc lợi TQ thành hội phúc lợi TQ, quy định rõ ràng nhiệm vụ chính của hội là bảo vệ sức khỏe của bà mẹ trẻ em và giáo dục văn hóa cho thiếu niên nhi đồng. Năm 1951, bà Tống Khánh Linh đã quyên toàn bộ 100 nghìn Rúp tiền giải thưởng quốc tế Xta-lin về "tăng cường hoà bình quốc tế" mà bà đoạt được, mở viện bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em hòa bình quốc tế ở Thượng Hải, bà yêu quý những sự nghiệp này như yêu quý con mắt của mình, để nó phát huy tác dụng ngày càng to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em cũng như sự nghiệp giáo dục thiếu niên nhi đồng.
1 2 3
|