Theo nói, sinh viên trường đại học Ca-li-phô-ni-a James Finley Scott là người đầu tiên sửa xe đạp bình thường thành kiểu xe đạp địa hình. Sau này môn việt dã dần dần thịnh hành tại Châu Âu, và tổ chức giải thi đấu. Mãi đến năm 1996, nó mới trở thành môn thi đấu chính thức tại thế vận hội. Trong giải địa hình, các vận động viên cần có sức dẻo dai, năng lực thăng bằng và năng lực chịu đựng tốt đẹp, mới có thể vượt đối thủ trên chặng đua gồ ghề, khó biết đằng trước ra sao.
Đua xe đạp trên sân bãi và trên đường cái mặt đường bằng phẳng, còn giải việt dã ở thế vận hội lại không giống hai giải này, bởi vì giải địa hình ở thế vận hội dùng lốp xe "bẹp", ít suy xét thành phần động lực không khí. Trong cả chặng đua , sự va chạm lúc nào cũng có thể xảy ra, bởi vậy còn phải biết sửa chữa xe trong lúc đua.
Năm 1990 Liên đoàn đua xe đạp quốc tế đã công nhận môn này, năm 1991 lần đầu tiên tổ chức giải cúp thế giới Giải việt dã nên chọn mặt đường gồ ghề, có trở ngại tự nhiên, khi cần thì đặt chướng ngại nhân tạo. Chặng đua của nam là 40 đến 50 km, nữ là 30 đến 40 km. Lúc thi đấu các đội xếp thành một hàng dọc từ trái sang phải tập thể xuất phát, lấy thời gian đến đích để định ra ngôi thứ. Giải việt dã cá nhân nam, nữ đều được đưa vào thi đấu ở thế vận hội năm 1996 . 1 2
|