Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-02 14:08:52    
Nghệ nhân dân tộc thiểu số ở Bắc Kinh giữ nghề truyền thống

cri

Ngoài hàng mỹ nghệ mang tính thực dụng như diều ra, ở Bắc Kinh còn có nhiều hàng mỹ nghệ dân gian để làm cảnh, chẳng hạn như hoa lụa, con rối đất, mặt nạ và chùm nho thủy tinh v,v. Trong đó, chùm nho thủy tinh là một loại hàng mỹ nghệ truyền thống chỉ có ở Bắc Kinh. Công nghệ này nung chảy nguyên liệu thủy tinh, rồi dùng ống thổi thành từng quả nho một, sau khi nhuộm màu, xâu thành từng chùm, cuối cùng phối thêm cành và lá, phun phấn trắng lên trên chùm nho. Những quả nho này có màu tím, màu xanh lá cây, màu tím xanh, quả nho óng ánh và mẩy, trên có phấn trắng, trông như nho thật.

Chùm nho thủy tinh là gia đình người dân tộc Mông Cổ họ Thường làm. Ban đầu, đây là phường thủ công gia đình làm đồ chơi thủy tinh, trong đó nổi tiếng nhất là chùm nho màu tím cành mềm. Hơn một trăm năm về trước, Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh—vương triều phong kiến cuối cùng của Trung Quốc sau khi xem chùm nho thủy tinh do họ làm đã đề chữ trên hoành phi. Từ đó nho họ Thường nổi tiếng khắp Bắc Kinh.

Bà Thường Hoằng, người kế thừa nghề làm chùm nho thủy tinh thế hệ thứ 5 của gia đình họ Thường cho biết, trước kia, nhằm giữ bí mật nghề gia truyền, con gái họ Thường không lấy chồng. Họ dùng đôi tay khéo léo của mình lao động cần cù, sống những năm tháng cô đơn, cho đến khi tóc trắng xua đi tuổi trẻ. Từ đó gia đình họ Thường chỉ truyền nghề cho nữ không truyền cho nam, người kế thừa nghề gia truyền đều là con gái, quy định này cho đến bây giờ vẫn thế.

Thời đại phát triển, nghề dân gian truyền thống như nghề làm chùm nho thủy tinh, con rối đất, hoa lụa v,v đã dần dần rời khỏi tầm mắt của mọi người. Do các nghề này phần lớn lấy gia đình làm cơ sở sản xuất là chính, nghề chỉ do một người nắm bắt, cho nên rất nhiều nghề truyền thống đứng trước đe dọa không có người kế thừa. Ông Vu Chí Hải, Tổng thư ký Hội nghệ nhân dân gian thành phố Bắc Kinh cho biết, chính quyền thành phố và một số tổ chức dân gian đã áp dụng một số biện pháp bảo vệ nghề truyền thống, ông nói:

1  2  3