Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-02 14:08:52    
Nghệ nhân dân tộc thiểu số ở Bắc Kinh giữ nghề truyền thống

cri

Nghe Online

Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc là một thành phố có lịch sử lâu đời và bề dầy văn hóa, nhiều nghệ nhân truyền thống cư trú ở đây. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ do họ làm ra như diều, chùm nho thủy tinh, con rối đất v,v, vừa đẹp mắt, thực dụng, vừa mang tâm hồn trẻ thơ, được một số người yêu văn hóa ưa thích. Do nguyên nhân lịch sử, số nghệ nhân này phần lớn là người dân tộc Mãn, dân tộc Mông Cổ và dân tộc Hồi.

Tháng 4 Bắc Kinh, gió xuân ấm áp, là thời gian tốt nhất để mọi người thả diều. Từ Quảng trường Thiên An Môn nổi tiếng ở trung tâm thành phố, đến các bãi đất trống không lớn lắm ở các khu cộng đồng, đâu đâu cũng thấy người thả diều.

Thả diều ở Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử. Người Bắc Kinh thích thả diều đều biết, trong các loại diều truyền thống Trung Quốc ở Bắc Kinh, diều do gia đình họ Cáp, dân tộc Hồi làm nổi tiếng nhất, nó đã trở thành thương hiệu. Gia đình này thường dùng lụa hạng tốt làm diều, đồ án trên diều tinh xảo, sinh động, có đặc sắc riêng, được nhiều người ưa thích.

Ông Cáp Diệc Kỳ là thế hệ thứ 4 của gia đình chuyên làm diều này, ông giới thiệu lịch sử làm diều của gia tộc mình cho phóng viên biết:

"Gia đình chúng tôi làm diều từ thời vua Quang Tự nhà Thanh, tức hơn 160 năm về trước. Gia đình chúng tôi nguyên quán Hà Gian tỉnh Hà Bắc, người dân tộc Hồi. Ông cố nội đã đặt nền móng cho nghề làm diều của gia đình chúng tôi, ông cố nội là thế hệ đầu tiên làm diều. Thế hệ thứ hai là ông nội tôi, chính thức mở cửa hàng, sống bằng nghề làm diều."

Diều của gia đình họ Cáp từ đầu thế kỷ 20 đã có tiếng trên thế giới. Năm 1915, 4 cái diều hình bướm, chuồn chuồn, hạc và phượng hoàng do gia đình họ Cáp làm được đưa đi tham gia Hội chợ thế giới diễn ra tại Pa-na-ma. Bốn cái diều này đã được khán giả ưa thích vì nết tinh xảo của nghề thủ công truyền thống Trung Quốc, và giành được huy chương Bạc. Là thế hệ thứ 4 của gia đình làm diều, ông Cáp Diệc Kỳ bắt đầu học nghề làm diều với bố ông từ lúc 10 tuổi. Khác với 3 thế hệ trước, ông Cáp Diệc Kỳ bắt đầu kết hợp nghề truyền thống với công nghệ chế tạo tiên tiến, làm cho diều họ Cáp đẹp hơn.

1  2  3