Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-28 15:14:34    
Khuôn viên nhà họ Cao

cri

Nghe Oline


Tây An của tỉnh Thiểm Tây miền tây TQ là một thành phố cổ đã từng chứng kiến sự hưng suy của 13 triều đại TQ, hiện nay nó đã phát triển thành một đô thị hiện đại lầu cao san sát, người xe tấp nập. Nhưng trong thành Tây An ngày nay vẫn còn giữ được khá nhiều di tích lịch sử, mà khuôn viên nhà họ Cao với hơn 400 năm lịch sử là một trong số này.


Trong số các thành phố lớn của TQ, Tây An bởi giữ được tường thành cổ rất hoàn chỉnh mà trở nên nổi tiếng. Tường thành cổ dài 14 km đã khoanh thành một ngôi thành nhỏ ngay trong khu phố, nó được hình thành vào thời nhà Đường hơn 1000 năm trước, hiện nay là trung tâm của thành phố Tây An, cũng là nơi còn giữ được nhiều di tích lịch sử nhất của Tây An, còn khuôn viên nhà họ Cao mà chúng ta sắp đến này là nằm ngay ở cửa bắc khu phía tây của ngôi thành này.

Cửa bắc là một đường phố cổ lát đá đen, khuôn viên nhà họ Cao nằm ngay trên đầu đường phố. Bước vào khuôn viên nhà họ Cao, cánh cổng lớn cao 4 mét rất khang trang nằm trên đường phố nhỏ hẹp này lại khiến nó càng trở nên cao to bề thế, người địa phương vẫn thường gọi đây là "Tẩu mã môn", ý nói vung roi phóng ngựa qua đây rất thoải mái. Chị hướng viên Soái Hồng Mai nói, loại cổng như vậy trong thời cổ là vật tượng trưng cho thân phận của người chủ nhân, khi đi qua đây, quan văn phải xuống kiệu, võ quan phải xuống ngựa. Khi giới thiệu về lịch sử của khuôn viên này. Chị Mai nói:

"Khuôn viên này được xây dựng vào cuối triều nhà Minh đầu nhà Thanh, đã có hơn 400 năm lịch sử. Chủ nhân của nó là Cao Nhạc Tung lúc 12 tuổi đã thi đỗ bảng nhãn, nhà vua rất phấn khởi mới phong tặng cho khuôn viên này".

Bước vào khuôn viên tứ hợp viện này, trước mặt là một bức tường đá điêu khắc rất công phu, nhiều hộ lớn trong thời cổ TQ đều có loại tường này, tác dụng chính của nó là che chắn không cho người ngoài nhìn rõ tình hình ở bên trong khuôn viên. Ngoài tường đá ra, trong khuôn viên đâu đâu cũng có những tấm bình phong bằng gỗ long não khắc hoa, điều này đã nói lên dụng ý của chủ nhân muốn cách ly giữa không gian tư nhân với không gian công cộng.

Dạo bước trong khuôn viên rộng hơn 2300 mét vuông này, du khách sẽ nhanh chóng cảm nhận được bầu không khí sinh hoạt yên tĩnh êm ả của năm xưa: Một bức rèm trúc, hai chuỗi đèn lồng, sau cánh cửa sổ bằng gỗ là nếp nhà nhỏ thanh nhã, những bức thư họa rất có cốt cách, hay đồ thêu nhỏ nhắn xinh xắn v v, như đang lặng lẽ mách bảo với chúng ta về quá khứ của những nhà thi họa đã từng sinh sống tại đây, Dưới mái ngói đen tường trắng, trong hai chiếc vại sứ hoa có mấy con cá vàng đang tung tăng bơi lội. Chị Soái Hồng Mai nói, mỗi ngọn cỏ cây và đá được xếp đặt ở đây đều có ngụ ý riêng của nó:

"Đây là phiến đá nối liền giữa khuôn viên với đường phố, trên có khắc một chữ thọ, bên trên là hình năm con rơi, vì trong chữ TQ con rơi cũng đọc đồng âm với chữ phúc, cho nên ngụ ý của nó là Ngũ phúc bái thọ. Truyền rằng ai bước qua phiến đá này thì sẽ thọ lâu trăm tuổi. Còn đây là một cây thạch lựu đã có hơn 400 năm tuổi cây, thời cổ người ta vẫn cho rằng trồng cây thạch lựu là tượng trưng cho sự mong muốn con cháu đông đúc, lắm phúc nhiều của."

1  2