Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-20 16:53:48    
Câu chuyện về anh Lâm Bảo Khánh yêu thương chim chóc

cri

Trải qua hơn một năm trời thí nghiệm, cuối tháng 5 năm 1999, cuối cùng một con cò con đã ấp nở dưới sự chăm nom của anh Khánh. Một con chim nho nhỏ với tiếng hót thơ ngây, làm cho anh phấn khởi khôn xiết. Các đồng nghiệp thấy anh yêu mến cò con như thế, đều gọi anh là "Bố cò".

Anh Lâm Bảo Khánh làm "Bố cò" thường không có thời gian về nhà, công việc gia đình đều giao cho vợ trông nom. Anh luôn cảm thấy thiếu sót với gia đình. Nhưng anh phấn khởi là đã nắm được kỹ thuật ấp nở 15 giống chim. Hơn 5 năm qua, anh đã thành công ấp nở nhân công hơn 40 con cò mào đỏ và cò trắng Phương Đông --- động vật bảo vệ cấp 1 quốc gia, và hơn 200 con cò Bạch Châm, vịt giời.v.v... Luận văn gây giống loài chim hữu quan của anh đã đăng trên tạp chí động vật quốc tế có thẩm quyền.

Đầm lầy khu bảo tồn thiên nhiên Hướng hải tỉnh Cát Lâm không những là nơi dừng chân của loài chim, mà còn là một trong những nơi dừng chân khi di trú của nhiều loài chim nước trong khu vực Thái Bình Dương. Những con chim nước di chuyển đi nơi khác này có lúc ăn nhầm phải thức ăn có chất độc hoặc bị thương. Mấy năm trước, Khu bảo tồn thiên nhiên Hướng Hải đã thành lập trạm cứu chữa bảo vệ chim chóc, anh Lâm Bảo Khánh làm trưởng trạm. Từ đó, anh lại thêm một công việc rất vất vả là chữa chạy chim chóc bị trúng độc và bị thương. Anh Lưu Nghĩa thường cùng với anh Khánh chạy chữa cho chim chóc bị thương hay ngộ độc kể cho chúng tôi nghe câu chuyện như sau :

Có một lần, có người từ thị trấn Song Liêu gọi điện thoại cho biết, họ phát hiện một con cò mào đỏ mắc bệnh. Song Liêu cách xa hàng 300 km, anh Khánh đến đó thấy cò bị trúng độc kim loại nặng liền tiêm và cho cò uống thuốc. Sau khi cò dần dần hồi phục, anh ôm cò quay trở về. Con cò to lớn, lại không chịu nằm yên, vừa kêu vừa cào, anh vất vả suốt trên đường về.

Con cò mào đỏ này đã được an toàn đưa đến khu bảo tồn thiên nhiên Hướng Hải, còn trên cánh tay anh Khánh thì đầy vết cò cào rớm máu. Sau này, con cò mào đỏ này đã đẻ được hai con cò con một đực một cái, đến mùa thu thì chúng bay về miền nam.

Tính đến nay, anh Lâm Bảo Khánh và đồng nghiệp đã cứu sống hơn 50 con cò mào đỏ và thiên nga bị thương hoặc bị ngộ độc. Anh Khánh còn dày công nghiên cứu phương pháp điều trị chim chóc trúng độc, tỉ lệ cứu sống đạt tới 80 o/o.

Những câu chuyện về anh Khánh thương yêu chim chóc còn rất nhiều, mỗi khi có người khen anh là "Chuyên gia yêu mến và bảo vệ chim chóc", anh Khánh đều cười nói, loài chim chóc là bạn tốt của nhân loại chúng ta, bảo vệ tốt chim chóc cũng tức là bảo vệ tốt nhà cửa vườn tược của nhân loại chúng ta.


1  2