Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-20 16:53:48    
Câu chuyện về anh Lâm Bảo Khánh yêu thương chim chóc

cri

Nghe Online

CRI : Ở tỉnh Cát Lâm miền đông bắc Trung Quốc có đầm lầy Hướng Hải rất nổi tiếng. Cứ vào dịp cuối hạ đầu thu, ở đây trở thành "Thiên đường" của chim chóc. Ở Hướng Hải, ngày càng có nhiều người bảo vệ chim chóc, anh Lâm Bảo Khánh là một trong những người như vậy.

Hướng Hải là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia của Trung Quốc, nằm trong thảo nguyên Ke-er-qin miền tây tỉnh Cát Lâm. Ở đây cây lau bạt ngàn, hồ nước to nhỏ nối liền nhau. Trong đầm lầy rộng hơn 100 nghìn héc ta này có gần 300 giống chim chóc sinh sống, trong đó bao gồm cả cò mào đỏ và cò trắng Phương Đông sắp bị tuyệt chủng.

Hành động yêu thương chim chóc của anh Lâm Bảo Khánh năm nay 32 tuổi bắt đầu từ cò mào đỏ xinh đẹp. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1996, anh đến công tác tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hướng Hải, và chẳng mấy chốc đã say mê cò mào đỏ. Khi anh được biết cả thế giới chỉ còn không đến 1500 con cò mào đỏ, thì càng quí mến những sinh linh đẹp đẽ này. Mùa xuân năm 1997, anh phát hiện một đôi cò mào đỏ bắt đầu ấp trứng, liền lẳng lặng bắt đầu quan sát từ xa.

Cò mào đỏ con được ấp nở, nhưng đàn bò người địa phương chăn thả đã húc chết mất một con. Lúc đó chúng tôi cảm thấy rất đau xót, con chim quí giá như thế mà bị bò húc chết. Tôi nói, chúng ta nhất định phải triển khai ấp nở nhân công, cứu chữa nhân công. Tôi cảm thấy như thế có lợi cho việc bảo vệ động vật sắp bị diệt chủng.

Anh Lâm Bảo Khánh cho chúng tôi biết, một đôi cò mào đỏ hoang dã một năm chỉ đẻ được hai quả trứng. Nếu môi trường sinh tồn không tốt, có lúc không ấp nở được một con. Lúc bấy giờ, ở Hướng Hải chưa có ai làm việc ấp trứng cò mào đỏ nhân công. Anh Lâm Bảo Khánh dựa và nỗ lực của mình, đã nắm được tài liệu cơ bản về ấp trứng cò mào đỏ.

Ổ cò mào đò ẩn náu sâu trong bụi lau cỏ, mỗi khi đến thời kỳ đẻ trứng, cò hết sức cảnh giác, một khi phát hiện có nguy hiểm liền bỏ tổ bay đi nơi khác. Anh Khánh tìm thấy tổ cò, liền lẳng lặng để vào tổ chim nhiệt kế và ẩm kế nhân lúc cò không ở ổ, rồi làm một chiếc lều ẩn náu gần đó để quan sát. Tháng 4, cò mào đỏ bắt đầu đẻ trứng ấp nở, băng mặt hồ Hướng Hải lúc này mới bắt đầu tan.Để không đánh động chúng, anh Khánh ngồi trong lều quan sát mấy ngày đêm liền.

Tôi làm một chiếc lều ẩn náu gần đấy, ngồi trong đó quan sát, nước lạnh buốt cả đùi. Tôi cảm thấy sao mà ướt thế, thì ra do ngồi lâu quần bạt bị ngấm nước. Tôi định ra khỏi lều, nhưng lại sợ đánh động chúng, bèn tự nhủ hãy kiên trì thêm một lúc nữa, một lúc nữa. Kiên trì đến cuối cùng lấy được số liệu cần thiết.

Có tài liệu đầu tay như nhiệt độ, độ ẩm ấp nở, anh Lâm Bảo Khánh bắt đầu thí nghiệm ấp trứng cò mào đỏ. Lúc đó anh chỉ có một chiếc máy bán tự động ấp trứng, khi ấp trứng phải có người theo dõi. Thời kỳ ấp trứng cò mào đỏ hơn một tháng trời, anh hàng ngày phải ở bên máy. Có mấy lần đột nhiên mất điện, anh khánh đành bỏ trứng cò vào trong chăn, dùng độ ấm của thân thể để bảo đảm nhiệt độ cho trứng cò không bị lạnh.

1  2