Quan hệ Trung Quốc—Mi-an-ma bắt đầu tiến vào giai đọan mới. Ông Trình Thụy Thanh nhớ lại rằng, sau chuyến thăm Mi-an-ma của thủ tướng Chu Ân Lai, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước không ngừng đi thăm lẫn nhau. Tháng 12 năm 1954, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với thủ tướng U-nu đến thăm Trung Quốc rằng, chúng ta làm một số công việc theo năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, nên áp dụng một số bước khiến cho năm nguyên tắc có thể được thực hiện cụ thể. Thế là, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Chu Ân Lai, Trung Quốc và Mi-an-ma bắt tay vào việc giải quyết vấn đề biên giới. Ông Trình Thụy Thanh nói, haṭ nhân tư tưởng của thủ tướng Chu ân Lai là giải quyết chính trị. Thủ tướng cho rằng, cần phải nhìn thấy rằng, mặc dù Trung Quốc và Mi-an-ma còn có bất đồng trên vấn đề lãnh thổ, song dù sao thì Mi-an-ma là nước châu Á độc lập, là láng giềng hữu nghị của Trung Quốc, cần phải giải quyết vấn đề biên giới từ đại cục, chứ không thể nhìn nhận vấn đề từ được hoặc mất lãnh thổ. Lãnh thổ tất nhiên là quan trọng, song điều quan trọng hơn là tình hữu nghị giữa hai nước, xuất phát từ đại cục, phương châm cụ thể là thông cảm và nhân nhịn lẫn nhau.
Năm 1960, dưới nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thể theo thái độ thông cảm và nhân nhịn lẫn nhau, vấn đề biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma đã được giải quyết tốt đẹp. Trong năm này, hai nước lần lượt ký "Điều ước biên giới Trung Quốc –Mi-an-ma" và "Điều ước hữu nghị Trung Quốc—Mi-an-ma không xâm phạm lẫn nhau". Đường biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma là đường biên giới đầu tiên được hoạch định thuận lợi sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, ý nghĩa trọng đại; mà "Điều ước hữu nghị Trung Quốc – Mi-an-ma không xâm phạm lẫn nhau" đã cố định hình thức của điều ước 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, trở thành cột mốc trên lịch sử quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Mi-an-ma.
1 2 3
|