Mao Trạch Đông là một trong số nhiều nhân vật lịch sử tại Hồng Lâu, người về sau trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên của TQ. Ban đầu, người làm nhân viên phụ trách thư viện trong Hồng Lâu, đây cũng là công việc đều tiên khi người rời quê hương Hồ Nam đến Bắc Kinh. Hiện nay, tại tầng trệt của Hồng Lâu, phòng đọc báo nơi mà Mao Trạch Đông làm việc lúc bấy giờ còn được giữ lại nguyên vẹn. Trong căn phòng đơn sơ mộc mạc này, bàn ghế cổ vẫn đặt nghiên chỉnh như xưa, đã khơi dậy cho ta một cảm giác như thời gian bị đảo ngược.
Ngoài Hồng Lâu ra, có liên quan với đoạn lịch sử này còn có đại lộ Ngũ Tứ - nơi sở tại của hồng Lâu. Đường phố này không dài lắm, nhưng bức phù điêu cỡ lớn kỷ niệm "Phong trào ngũ tứ" đứng sừng sững ở phía tây đường phố rất nổi bật. Tạo hình cũng khá độc đáo, nó như một quyển sách đang lật mở chấm đất, có ngụ ý như niền khát vọng đối với khoa học của tầng lớp thanh niên thời bấy giờ. Trên đường phố có khá nhiều hiệu sách cá thể, gồm đủ loại sách, nhưng phần lớn đều liên quan đến nghệ thuật. Viện bảo tàng mỹ thuật TQ nổi tiếng cũng nằm trên đường phố này, trong có cất giữ, bảo quản và trưng bày nhiều tác phẩm mỹ thuật ưu tú cận và hiện đại, cũng như các tác phẩm mỹ thuật dân gian của TQ.
Từ phố Ngũ Tứ đi thẳng về hướng nam, mười mấy phút sau thì đến một tòa kiến trúc nổi tiếng khác của Bắc Kinh, đó là Thiên An Môn, ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Chủ Tịch đã đứng ở đây tuyên bồ với toàn thế giới thành lập nước Trung Hoa mới.
Thiên An Môn, nguyên gọi là Thừa Thiên Môn, đây có ý "Thừa thiên khởi vận, thụ mệnh vu thiên", được bắt đầu xây dựng từ triều nhà Minh đầu thế kỷ 15. Về sau đến triều nhà Thanh thế kỷ 17, mới đổi thành Thiên An Môn, có ý là "Thụ mệnh vu thiên, an bang trị quốc".
Thiên An Môn lúc đó, quảng trường phía trước rộng 11 ha, ba mặt đông tây nam là tường vây màu đỏ sẫm, khoanh thành một vùng đất cấm, người dân thường không được tùy tiện ra vào. Thành lầu Thiên An Môn cao 34 mét, ngói lưu ly tỏa ánh vàng rực rỡ như tôn thêm khí thế uy nghiêm của hoàng gia. Vào thời nhà Thanh, đây là nơi tổ chức lễ " Ban chiếu", cũng tức là thông qua các nghi thức rất phức tạp, ban bố văn cáo quan trọng của nhà vua.
Thời gian thấm thoát, cửa Chính Môn Hoàng Thành của hai thời Minh Thanh này do là nơi tổ chức lễ dựng nước, mà trở thành vật tượng trưng của nước Trung Hoa mới, đứng sừng sững giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh. Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, nó lại trở thành nơi tổ chức lễ quốc khánh và các cuộc mít tinh quan trọng của TQ.
Bước lên thành lầu Thiên An Môn, thì quảng trường Thiên An Môn, một quảng trường thành phố lớn nhất thế giới này đều nằm gọn dưới tầm mắt. Du khách vừa có thể cúi nhìn Cầu Kim Thủy dưới chân thành, vừa có thể phóng xa tầm mắt nhìn những kiến trúc cao to hùng vĩ ở bốn xung quanh quảng trường. Ông Sô phi li người I ta li a sau khi ngắm nhìn cảnh tượng ở đây đã tấm tắc khen rằng:
"Quảng trường rất rộng và đẹp. Thành lầu Thiên An Môn cũng khá rộng, nó được giữ lại một cách hoàn chỉnh như vậy thật là hiếm thấy, nó đã để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc". 1 2
|