Nghe Online
Bắc Kinh thủ đô TQ là một thành phố có lịch sử lâu đời, trong lịch sử đã từng có nhiều sự kiện trọng đại xảy ra tại đây, Bắc Kinh cũng do đó mà có khá nhiều viện bảo tàng, nhà kỷ niệm và di tích cổ đã ghi lại những sự kiện lịch sử này. Thí dụ như Hồng Lâu của trường đại học Bắc Kinh và quảng trường Thiên An Môn là hai trong những nhân chứng lịch sử nổi tiếng này.
"Tôi nhận thấy tòa kiến trúc này rất có đặc điểm, thời bấy giờ có thể coi là tòa kiến trúc rất nổi bật và đặc sắc. Đương nhiên, điều mà tôi cảm thấy có ý nghĩa và sức cuốn hút nhất là đoạn lịc sử khuất sau tòa kiến trúc này , nó khiến tôi nhận biết về lịch sử của TQ".
Đây là lời nói của một nữ du khách tên là Lã Ái Linh. Tòa kiến trúc mà chị vừa nói đây chính là Hồng Lâu, một di chỉ cũ của trường đại học Bắc Kinh tại số nhà 29, đại lộ Ngũ Tứ giữc thành phố Bắc kinh. Hồng Lâu từng là văn phòng, thư viện và viện văn học của trường đại học Bắc Kinh, đồng thời cũng là đất cội nguồn của phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Tòa kiến trúc được xây vào 87 năm trước này mặt hướng về phía nam, gồm một tầng ngầm, bốn tầng nổi. Tòa nhà này do một kiến trúc sư người Bồ Đào Nha thiết kế và hoàn thành, rất đậm đà phong cách phương tây, là tòa kiến trúc mang đậm màu sắc hiện đại nhất ở thành phố Bắc Kinh thời bấy giờ. Hiện nay, trường đại học Bắc Kinh đã rời sang khu vực phía tây thành Bắc Kinh và trở thành một trong những trường cao đẳng nổi tiếng nhất của TQ, còn Hồng Lâu thì được giữ lại làm văn vật quốc gia và nhà kỷ niệm phòng trào tân văn hóa TQ.
Vậy tòa kiến trúc tại sao lại gọi là Hồng Lâu. Chị Đông Đông người thuyết minh tại Hồng Lâu nói:
"Hồng Lâu được xây bằng toàn gạch đỏ, nhìn lên là một màu đỏ sẫm, nên người ta mới quen gọi nó là Hồng Lâu".
Tòa kiến trúc màu đỏ này sở dĩ nổi tiếng trong lịch sử, không chỉ vì nó là màu đỏ, mà còn bao gồm cả những con người đã từng làm việc và học tập tại đây, tinh thần đeo đuổi lý tưởng cao cả của họ, không chỉ có ảnh hưởng đối với các học tử trong Hồng Lâu, lịch sử sau này cũng đã chứng minh là nó đã có ảnh hưởnh tới phương hướng tiến lên của TQ. Bà Quách Tuấn Anh người phụ trách trong nhà bảo tàng Hồng Lâu nói, thời bấy giờ có một số nhân vật lịch sử có tư tưởng tiến bộ tụ tập tại Hồng Lâu.
"Hồng Lâu đã khiến trường đại học Bắc Kinh trở thành nơi hội tụ của những người có tư tưởng mới, nhân vật mới và trào lưu tư tưởng mới, xuất hiện một Bắc Đại mới sục sôi chí khí. Tại đây còn có khá nhiều phần tử tri thức tiên tiến, họ đều suy xét tìm tòi dùng tư tưởng gì để cải tạo TQ. Vì vậy, tôi cho rằng Hồng Lâu là một kiến trúc mang tính tiêu biểu cho cận đại TQ".
1 2
|