Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-29 09:21:41    
Cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa-sự hình thành của "Lễ"

cri
Nền văn minh Trung Hoa từ xưa đã được gọi là nền văn minh lễ nhạc, lễ hoặc lễ chế là một yếu tố thấu suốt trong mấy nghìn năm lịch sử và độc đáo của nền văn minh Trung Hoa, cũng là một đặc trưng chủ yếu khác với các nền văn minh cổ đại khác. Vậy thì "Lễ" của Trung Quốc được hình thành như thế nào? Lịch sử của nó có từ bao giờ?

Trong thời cổ Trung Quốc, các nhà chính trị, nhà tư tưởng cổ đại đều coi Lễ và chức năng xã hội của nọ là vô vùng cao cả. Chẳng hạn như từ đời nhà Chu thế kỷ thứ 11 trước công nguyên, các nhà chính trị lúc đó cho rằng Lễ là một bộ phận cấu thành chủ yếu của thể chế quốc gia. Khổng Tử-nhà tư tưởng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc <551-479 trước công nguyên> cả cuộc đời đã dốc sức cho "Lễ trị", chủ tương "lấy Lễ để quản lý đất nước". Các nhà chính trị trong các triều đại phong kiến Trung Quốc sau Khổng Tử hơn 2000 năm đã tiếp tục kế thừa và nêu cao Khổng Tử và truyền thống nho giáo của Khổng Tử, tôn sùng vai trò đặt biệt của "Lễ" trong quản lý đất nước, và cói đó là thước đo văn hoá cơ bản giữa nền văn minh Trung Quốc với các nền văn minh khác.

Là hiện tượng độc đáo trong nền văn minh Trung Quốc, Lễ trong thời cổ đại Trung Quốc là một chế độ và hệ thống văn hóa hoàn thiện, hệ thống này bao gồm nhiều nội dung quan trọng về chính trị, pháp luật, tôn giáo, luân lý, chế độ xã hội...Lễ hoặc Lễ chế được thế hiện trong các mặt yết kiến, kết đồng minh, tế lễ, tang lễ, quân hành, hôn nhân...được thự thi trong tầng lớp qúi tộc do kẻ thống trị tạo dựng lên căn cứ theo nhu cầu thực tế về chính trị, tế lễ, canh nông, binh nghiệp...lúc đó.

Chức năng xã hội của Lễ là việc định cấp bậc danh phận, qúi phái, hèn thấp, bởi vậy các tầng lớp khác nhau sẽ thi hành lễ khác nhau. Khi tổ chức các lễ nghi, mỗi người tham gia đều phải theo thứ tự cấp bậc của thân phận, sử dụng các dụng cụ nghi lễ cũng khác nhau theo cấp bậc của mình.

1  2