Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-24 15:09:31    
Người nhạc công dương cầm Hải Thượng

cri

Nghe Online

Đảo Cổ Lãng nằm ở hướng tây nam của thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến, đối diện với thành phố. Ngay từ khi đặt chân lên đảo là bạn đã ấn lên phím đàn đầu tiên của "Đảo dương cầm". Bến Cổ Lãng có hình dạng như một cỗ đàn dương cầm ba góc, mà những bậc tam cấp trên bến thì khác nào như những phím đàn.

Đảo Cổ Lãng không rộng lắm, chỉ có hơn 17 nghìn km vuông, dân số trên đảo là 20 nghìn người, thế nhưng trên đảo lại có hơn 500 cổ đàn dương cầm, tính đổ đồng là cứ 40 thì có một cỗ đàn, mật độ này không những hiếm thấy tại TQ, mà cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Hàng ngày vào lúc buổi sáng hay buổi tối, khi bạn dạo bước trên các đường ngõ của "Đảo dương cầm" là đều sẽ nghe thấy tiếng đàn. Chị hướng viên Dương Yên giới thiệu rằng:

" Khi du khách lên đảo thì đúng vào giữa trưa, bấy giờ phần đông người trên đảo đã đi làm, muốn nghe nhạc thì phải vào buổi sáng hay buổi tối. Lúc đó, nếu như bạn đi tản bộ trên đảo, thì sẽ nghe thấy tiếng nhạc du dương rộn lên trên khắp đầu đường cuối ngõ ".

Vậy loại nhạc cụ vốn là của phương tây này làm sao lại đến với các gia đình của người dân trên đảo Cổ Lãng này?

Thì ra người Cổ Lãng rất có duyên nợ với dương cầm, việc này được bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 khi đạo Cơ Đốc được chuyền vào Cổ Lãng. Bấy giờ các giáo sĩ nước ngoài thường tổ chức các hoạt động tôn giáo tại nhà thờ trên đảo, những hoạt động này thường kèm theo các tiết mục hát trong nhà thờ. Đồng thời, giáo hội còn mở lớp giảng dạy hát tại một số lớp học trên đảo. Cho nên việc đàn hát âm nhạc phương tây dần dần được lưu hành trên đảo Cổ Lãng.

Đảo Cổ Lãng có khá nhiều dòng dõi đàn dương cầm, thành viên trong các gia đình này phần lớn đều rất giỏi về đàn dương cầm hoặc rất có năng khiếu về âm nhạc. Chị hướng viên Dương Yên nói, cứ đến ngày cuối tuần hoặc ngày lễ tết, các dòng họ dương cầm này thường tụ tập lại tổ chức buổi hòa nhạc gia đình.

"Trên đảo có khá nhiều dòng họ âm nhạc, do cha mẹ rất say mê âm nhạc, nên con cái trong nhà cũng có tế bào âm nhạc. Khi màn đêm buông xuống, trong nhà người thì kéo đàn Vi ô lông, người chơi đàn dương cầm, cũng có người hát kịch Ô pê ra, thật chẳng thua kém gì chuyên nghiệp".

Trong số bạn nhạc gia đình này, gia trưởng thường là cây hát hoặc cây đàn nghiệp dư, còn đám con cháu thường là sinh viên học viện nghệ thuật, cây vĩ cầm của dàn nhạc trung học, hay ban nhạc tiểu học, kẻ chơi đàn, người ca hát, không khí gia đình thật vui vẻ, ấm cúng.

1  2