Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-10 18:02:05    
Thưởng thức chè Ô Long của Hạ Môn

cri

Nghe Online

Hạ Môn ở ven biển miền đông nam TQ là một thành phố có môi trường sinh sống và cảnh quan văn hóa rất thích hợp với loài người, khiến du khách trong khi hưởng thú vui du lịch cũng cảm nhận được sức quyến rũ của thành phố này. Đương nhiên, sau khi du ngoạn đã mệt rồi vào ngồi trong quán trà Hạ Môn, thì bạn sẽ thấy được phong cách của thành phố này có phần nào liên quan với văn hóa chè.

Uống chè là một tập quán sinh hoạt tương đối phổ biến của người Hạ Môn. Có khá nhiều người sau khi thức dậy, việc đầu tiên là pha một ấm chè, lá chè trong tiếng địa phương Mân Nam được gọi là "Chè gạo", ngụ ý của nó là chè và gạo đều quan trọng như nhau. Người Hạ Môn thường dùng chè để tiếp khách. Trong nhà người dân ở đây hầu như nhà nào cũng có chè ngon và các bộ đồ pha chè với nhiều phong cách khác nhau, thậm trí có khá nhiều công ty, cơ quan chính quyền cũng đều chuẩn bị sẵn chè để tiếp khách.

Chè Ô Long là loại chè mà người Hạ Môn thích uống nhất. Cách làm loại chè này là pha tạp chè xanh với chè đỏ, nó vừa có vị nồng đậm của chè đỏ, lại có vị thơm mát của chè xanh, chè Ô Long có tác dụng tiêu mỡ, giảm béo dưỡng da. Tại Nhật còn coi chè Ô Long là "Chè làm đẹp nhan sắc và khỏe mạnh".

Trong truyền thuyết, chè Ô Long có liên quan đến tên gọi của một người. Vào những năm Ung Chính triều nhà Thanh thế kỷ 17, ở huyện An Khê tỉnh Phúc Kiến có một nông dân trồng chè tên là Tô Long, vì anh có nước da ngăm đen và khỏe mạnh nên dân làng đều quen gọi anh là Ô Long. Mùa xuân năm đó, Ô Long lên núi hái chè, hái đến giữa trưa thì đột nhiên có một con hoãng chạy ngang qua trước mặt, Ô Long nhanh tay cầm súng săn bắn trúng con hoãng, khi anh đưa con hoãng về nhà thì trời đã tối, trong lúc cả nhà anh đang mải mê ăn thịt hoãng thì quên bẵng mất việc chế biến chè. Sáng hôm sau, trong khi cả nhà bận rộn xao chè, không ngờ lá chè để qua đêm sau khi xao ra mùi vị càng thơm nồng, không còn đắng chát như trước kia. Về sau, qua suy tìm kỹ lưỡng và nhiều lần thí nghiệm, cuối cùng đã chế biến ra loại chè Ô Long hảo hạng. Từ đó, huyện An Khê quê hương của Ô Long cũng trở thành xứ sở chè Ô Long nổi tiếng.

Chè Ô Long uống rất ngon, quá trình pha chè cũng rất tốn công và mất thời gian, cho nên người ta vẫn thường gọi là chè công phu. Ấm pha chè nhỏ như lòng bàn tay, đồng bộ còn có mấy chén hạt mít. Ngoài ấm chén ra, còn có đĩa đựng và khay bát để rửa ấm. Khi pha chè Ô Long, người ta thường cho chè vào đầy ấm thì nước chè mới đặc và thơm. Sau khi đổ nước vào thì việc rót chè cũng rất bài bản, ngón tay cái phải ấn chặt nắp ấm, rồi đảo ngược ấm 90 độ, vòi ấm phải nhanh chóng lia qua lia lại trên hàng chén nhỏ đã xếp sẵn, như vậy mỗi chén chè mới có màu sắc và mùi vị đều như nhau.

1  2