Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-07 14:01:32    
Dân tộc Mông Cổ Trung Quốc sùng bái tô tem con sói

cri

"Thứ nhất là vì sợ hãi gây nên tâm lý kính nể và tâm lý sùng bái, sói trong đồng cỏ luôn xuất hiện hàng đàn, đồng bào dân tộc Mông Cổ thường cảm thấy lực bất tòng tâm trong khi dùng vũ khí bảo vệ đàn dê; thứ hai là vì lòng cảm ơn gây nên tâm lý sùng bái, sói vừa tàn nhẫn vừa ôn tồn, có rất nhiều truyền thuyết đều nói sói từng cứu giúp tổ tiên của một dân tộc nào đó; còn lại, vì lòng hiếu kỳ gây nên tâm lý sùng bái. Con sói có rất nhiều đặc tính giống với con người, dân tộc Mông Cổ lấy làm lạ, bèn cho rằng con sói là tổ tiên của họ."

Bên cạnh coi con sói là tô tem, dân tộc Mông Cổ cũng chú trọng học tập điểm mạnh của sói, và coi những điểm mạnh này là tinh thần của dân tộc mình. Chị Sa-ri-na người dân tộc Mông Cổ cho phóng viên biết:

"Dân tộc Mông Cổ cho rằng, con sói gan dạ, mạnh mẽ và tinh nhanh tháo vát, nó có nghị lực vững vàng, ý chí chiến đấu cao, là thứ động vật ghê gớm lắm. Tôi cho rằng, chúng ta phải học tập nghị lực vững vàng, ý chí chiến đấu, tinh nhanh tháo vát và phản ứng nhanh của con sói. Những điểm này rất có lợi cho chúng tôi."

Thực ra, trong các dân tộc thiểu số sống ở miền bắc Trung Quốc, không những chỉ có dân tộc Mông Cổ coi con sói là tô tem và thờ nó, mà còn có một số dân tộc thiểu số cũng sùng bái con sói. Ví dụ, dân tộc Uây-ua sống ở miền tây bắc Trung Quốc gọi thân mật con trai sơ sinh là "sói con"; đàn ông dân tộc Si-ba dùng khuy hình đầu sói làm đồ trang sức trên dải lưng. Trong truyền thuyết của các dân tộc nói trên, họ đều là con cháu của sói.

Ngoài sói ra, gấu, hươu, diều hâu, thiên nga đều là đối tượng sùng bái của các dân tộc thiểu số ở miền bắc Trung Quốc. Ví dụ, dân tộc Mãn sống ở miền đông bắc Trung Quốc coi thiên nga, chim khách là tô tem, và dân tộc Ơ-uôn-khơ sống ở rừng Đại Hưng An coi hươu thuần hóa là tô tem. Sở dĩ các dân tộc coi những động vật này là tô tem là vì môi trường sinh sống của họ.

Thời gian trôi đi, trong xã hội hiện đại, là một hiện tượng văn hóa cổ xưa, tôn giáo sùng bái tô tem hầu như đã bị mọi người quên hết, mọi người cũng không hiểu biết nhiều về lý do sùng bái tô tem. Nhưng, cuốn tiểu thuyết "Tô tem con sói" đã khiến mọi người nổi lên hứng thú đối với tô tem, và khiến mọi người bắt đầu suy nghĩ về tinh thần dân tộc ẩn náu ở đằng sau tôn giáo sùng bái tô tem.

Trong bối cảnh khoa học-kỹ thuật ngày càng tiên tiến, là một hiện tượng văn hóa cổ xưa, tôn giáo sùng bái tô tem vẫn có thể khiến mọi người nổi lên hứng thú và suy nghĩ đối với nó, không thể không thừa nhận văn hóa này có sức ảnh hưởng và sức cuốn hút đặc biệt của mình; đồng thời, điều này cũng cho thấy, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Trung Quốc đang được tăng cường hơn nữa, và mỗi dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng văn hóa của dân tộc khác.


1  2