Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-07 14:01:32    
Dân tộc Mông Cổ Trung Quốc sùng bái tô tem con sói

cri

Nghe Online

Năm 2004 vừa qua, một cuốn tiểu thuyết mang tên "Tô tem con sói" được rất nhiều người Trung Quốc yêu thích. Cuốn tiểu thuyết này nói về câu chuyện dân tộc Mông Cổ sùng bái tô tem con sói mà rất ít người biết, vì vậy cuốn tiểu thuyết này đã dấy lên phong trào tìm hiểu tôn giáo sùng bái tô tem con sói. Trong chương trình hôm nay, Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình sùng bái tô tem con sói của dân tộc Mông Cổ.

Trong đồng cỏ và sa mạc rộng mênh mông ở miền bắc Trung Quốc có hơn mười dân tộc thiểu số gồm dân tộc Mông Cổ, dân tộc Uây-ua và dân tộc Mãn v,v. Trong thời kỳ thị tộc bộ tộc của xã hội nguyên thủy cách đây khoảng 20 nghìn đến 30 nghìn năm về trước, để phân biệt với các bộ tộc khác, một số bộ tộc của dân tộc thiểu số coi một thứ động vật là tiêu chí của bộ tộc mình, và động vật này gọi là tô tem. Họ vẽ đồ án động vật tô tem trên mình, hoặc khoác da của thứ động vật này, hoặc trang điểm mình bằng xương hoặc răng của thứ động vật này. Tóm lại, mọi người cùng một bộ tộc coi cùng một thứ động vật là tiêu chí, và có cách ăn mặc giống nhau. 

Sau đó, vì trình độ kiến thức có hạn, người nguyên thủy coi động vật tô tem là tổ tiên của mình, và thờ nó như thờ cúng tổ tiên, như vậy tôn giáo sùng bái tô tem được hình thành. Để tôn giáo sùng bái tô tem này đáng tin hơn, mỗi bộ tộc có truyền thuyết hữu quan, nói về tổ tiên của bộ tộc mình diễn biến ra sao từ động vật tô tem, hoặc động vật tô tem từng cứu tổ tiên mình như thế nào và do vậy bộ tộc mới được tồn tại.

Dân tộc Mông Cổ sống ở đồng cỏ lớn miền bắc Trung Quốc coi con sói là tô tem của dân tộc mình, và có truyền thuyết tô tem cổ xưa. Chị Sa-ri-na dân tộc Mông Cổ đang học ở Bắc Kinh nói:

"Dân tộc Mông Cổ từ lâu đã sùng bái con sói, và coi con sói là tô tem của dân tộc mình. Trong cuốn sách lịch sử đầu tiên của dân tộc Mông Cổ đã ghi một truyền thuyết cổ xưa như vậy, câu chuyện viết rằng, dân tộc Mông Cổ là con cháu của sói xám và hươu trắng, nên dân tộc Mông Cổ coi sói xám và hươu trắng là tổ tiên của mình."

Chi Sa-ri-na cho biết, xét từ truyền thuyết này, chúng tôi có thể suy đoán dân tộc Mông Cổ là do một bộ tộc sùng bái sói xám và một bộ tộc sùng bái hươu trắng sát nhập hình thành, cho nên dân tộc Mông Cổ coi sói và hươu là tổ tiên và thờ chúng nó. So với hươu, sói mạnh mẽ và hung dữ hơn, nên dân tộc Mông Cổ coi sói là động vật tô tem của dân tộc mình.

Ông Hà Tinh Lượng, Giáo sư Viện hàn lâm xã hội Trung Quốc, là một chuyên gia nghiên cứu dân tộc học, giáo sứ cho rằng, sở dĩ dân tộc Mông Cổ lựa chọn con sói là tô tem của dân tộc mình trong các thứ động vật là vì môi trường và phương thức sinh sống của dân tộc Mông Cổ. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc du mục điển hình, họ sống trên đồng cỏ, di chuyển theo nguồn nước và bãi cỏ, chăn nuôi đàn bò đàn dê. Và đàn sói trên đồng cỏ là mối đe dọa lớn nhất đối với dân tộc Mông Cổ, vì chúng thường bắt con dê. Trong quá trình chống sói lâu dài, dân tộc Mông Cổ ngày càng hiểu biết và thân mật với con sói, cuối cùng họ bèn lựa chọn con sói làm tô tem của dân tộc mình. Giáo sư Hà Tinh Lượng phân tích rằng: 

1  2