Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-21 16:25:38    
Phong tục ăn tết của các dân tộc thiểu số Trung Quốc

cri

Dân tộc Choang: đón anh hùng

Dân tộc Choang ở miền nam Trung Quốc gọi tết Nguyên Đán là "tết năm mới". Vào tết Nguyên Đán, dù gặp người quen hay không quen, đồng bào dân tộc Choang đều có lời chúc mừng, vì họ cho rằng làm như vậy mới có thể gặp nhiều may mắn trong năm mới. Ở dân gian dân tộc Choang còn có phong tục ăn tết muộn, dân tộc Choang gọi là "tết Chi-li". "Tết Chi-li" vào ngày 30 tháng giêng âm lịch, tương truyền hơn 100 năm về trước, một lực lượng vũ trang của dân tộc Choang đánh đuổi ngoại xâm thắng lợi trở về, lúc đó tết Nguyên Đán đã qua rồi, để tỏ lòng hoan nghênh con em thắng lợi trở về, bà con dân tộc Choang tổ chức ăn tết Nguyên Đán một lần nữa vào ngày 30 tháng giêng âm lịch.

Dân tộc Bu-y: Cô gái tranh gánh nước đầu tiên

Đêm giao thừa hàng năm, dân tộc Bu-y ở biên giới tây nam Trung Quốc đều thức đêm để đón năm mới. Trời sáng tinh mơ, các cô gái đua nhau chạy ra ngoài gánh nước. Cô gái nào gánh nước trở về đầu tiên, sẽ được coi là cô gái cần cù nhất. Còn đồng bào dân tộc Cảnh Phả thích tổ chức hoạt động bắn tên trước khi ăn tết, và các cô gái là người tổ chức và trọng tài của hoạt động này. Các cô treo ví thêu lên sào, rồi mời các chàng lấy tên bắn chiếc ví thêu đung đưa trên không. Chàng trai nào bắn trúng và ví rơi xuống, được các cô tặng rượu. Trong ví thường có một đồng tiền xu, mấy hạt thóc và mấy viên bi trang sức, tượng trưng cho hạnh phúc.

Dân tộc Ha-ni: đánh đu

Trước tết Nguyên Đán mấy ngày, các bản làng dân tộc Ha-ni đã rất náo nhiệt. Phụ nữ bận rộn trong việc làm bánh dày bằng gạo nếp. Các chàng trai bận rộn trong việc leo núi đi chặt cây tre, chuẩn bị làm đu. Đồng bào dân tộc Ha-ni nam, nữ, già, trẻ đều rất thích đánh đu. Trong những ngày tết, họ mặc áo mình thích nhất đi đánh đu, đâu đâu cũng thấy cảnh vui tươi sôi nổi và êm ấm của ngày tết.

Dân tộc Cao Sơn: sum họp cùng ăn lẩu

Đêm giao thừa, cả gia đình đồng bào dân tộc Cao Sơn ở tỉnh Đài Loan Trung Quốc sum họp cùng ăn lẩu. Phụ nữ bình thường không uống rượu, ngày này cũng phải uống một miếng để tượng trưng cho điều tốt lành. Khi ăn lẩu, rau không được thái bằng dao, rửa sạch, để cả rễ nấu, tượng trưng cho chúc bố mẹ sống lâu. Nếu trong nhà có người xa quê hương, thì cũng phải để một chỗ ngồi, và để quần áo của người ấy trên chỗ ngồi, để tỏ lòng nhớ nhung của cả nhà.

1  2  3