Trước thời Bắc Tống , bánh trôi không có nhân , sau khi nấu chín phải ăn kèm với đường kính , táo , hoa quế , long nhãn . Thời Nam Tống , xuất hiện bánh trôi có nhân đường , đây có thể là bánh trôi có nhân sớm nhất .
Sau đó , bánh trôi có loại nhân ngọt và nhân mặn , nhân ngọt thường gói bằng đường kính , đường đỏ , hoa quế , hoa quả , vừng . Nhân mặn thường là nhân thịt , có loại chỉ có thịt không , có loại thì trộn lẫn thị và rau . Bánh trôi thường đun sôi cho chín , nhưng cũng có thể rán . Hiện nay , có nhiều cách ăn bánh trôi , nhiều người thậm chí kết hợp với cách ăn của phương tây , ví dụ như sô-cô-la cũng có thể làm nhân bánh trôi .
Trong dịp Tết Nguyên Tiêu , còn có một hoạt động được đông đảo người dân Trung Quốc ưa thích . Đó là giải câu đố . Giải câu đố xuất hiện từ thời nhà Tống . Thời Nam Tống , cứ đến Tết Nguyên Tiêu , thủ đô Lâm An có nhiều người say mê làm câu đố và giải câu đố .
Lúc đầu , người ta viết câu đố trên mảnh giấy , dán trên đèn hoa lung linh rực rỡ để cho mọi người giải . Hoạt động giải câu đố vừa mở mang kiến lại rất thú vị , được các tầng lợp xã hội hoan nghênh .
Câu đố là bảo vật trong kho tàng văn hoá Trung Hoa . Bối cảnh sâu rộng của nó là phần tinh hoa nhất trong truyền thống văn học Trung Quốc . Làm câu đố thường lấy đề tài từ các tác phẩm văn học nổi tiếng và những câu thơ mà mọi người quen thuộc . Trong lịch sử Trung Quốc , có nhiều văn nhân học giả nổi tiếng đều để lại những câu đố kinh điển , làm cho nhân dân cảm thụ trí tuệ của họ trong khi thưởng thức , hun đúc trong cao nhã khi vui chơi giải trí .
Câu đố không chỉ hạn chế trong tầng lớp văn nhân , nó là của dân gian . Câu đố bao hàm trí tuệ dân gian hết sức phong phú , cho nên chúng tôi cho rằng câu đố là sự kết hợp giữa văn hoá cao nhã và văn hóa dân gian . 1 2 3
|